Công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Quảng Trị năm học 2024-2025 khi nào? Ngày mấy công bố điểm thi lớp 10 THPT Quảng Trị?
Công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Quảng Trị năm học 2024-2025 khi nào? Ngày mấy công bố điểm thi lớp 10 THPT Quảng Trị?
Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 902/SGDĐT-QLCLCNTT 2024 Tải về về các mốc thời gian tuyển sinh lớp 10, trong có có thời gian công bố điểm thi lớp 10 tỉnh Quảng Trị như sau:
Theo đó, dự kiến công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Quảng Trị năm học 2024-2025 ngày 06/6/2024.
Công bố điểm thi tuyển sinh lớp 10 THPT Quảng Trị năm học 2024-2025 khi nào? Ngày mấy công bố điểm thi lớp 10 THPT Quảng Trị? (Hình từ internet)
Học sinh cần đáp ứng các điều kiện gì để được công nhận tốt nghiệp THCS?
Căn cứ Điều 4 Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT quy định về điều kiện công nhận tốt nghiệp THCS đối với học sinh như sau:
- Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở.
- Có đầy đủ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp như sau:
+ Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh.
+ Đối với học sinh không thuộc đối tượng học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm:
++ Đơn đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp;
++ Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước;
++ Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9.
Như vậy, so với Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 11/2006/QĐ-BGD&ĐT thì quy định mới đã bỏ đi điều kiện “không nghỉ học quá 45 buổi học ở năm học lớp 9 (nghỉ một lần hay nhiều lần cộng lại)” trong các điều kiện để được xét tốt nghiệp.
Tuy nhiên, cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức cho học sinh chưa được công nhận hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở do nghỉ học quá 45 buổi trong năm học lớp 9 xin học lại và xác nhận hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở (nếu đủ điều kiện).
Thủ tục nhập học lớp 10 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Tuy nhiên, thủ tục nhập học lớp 10 cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. (Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần)
Bước 4: Phụ huynh, học sinh tiến hành làm thủ tục nhập học tại trường theo danh sách trúng tuyển.
Bước 5: Nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm và chuẩn bị các công tác cho năm học mới.
Lưu ý: Các bước trên chỉ mang tính chất tham khảo, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học thế nào? Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?