Có yêu cầu thời gian công tác đối với người thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai hay không?
- Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì?
- Có yêu cầu thời gian công tác đối với người thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai không?
- Thanh tra chuyên ngành đất đai có nhiệm vụ gì và tiến hành trên những nội dung nào?
- Quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đất đai theo kế hoạch như thế nào?
Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm thanh tra chuyên ngành đất đai cụ thể như sau:
Thanh tra chuyên ngành đất đai
Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương.
Theo đó, thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.
Có yêu cầu thời gian công tác đối với người thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai hay không? (Hình từ Internet)
Có yêu cầu thời gian công tác đối với người thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai không?
Đối với tiêu chuẩn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai thì tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 07/2012/NĐ-CP yêu cầu như sau:
- Am hiểu pháp luật, có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;
- Có nghiệp vụ thanh tra;
- Có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành (không kể thời gian tập sự).
Như vậy, người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai phảo có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực đất đai.
Chú ý, thời gian tập sự không được tính vào thời gian công tác chuyên môn.
Thanh tra chuyên ngành đất đai có nhiệm vụ gì và tiến hành trên những nội dung nào?
Nội dung thực hiện của thanh tra chuyên ngành đất đai
Thanh tra chuyên ngành đất đai sẽ thực hiện những nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 201 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp;
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
- Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai.
Nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành đất đai
Đối với quy định về nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành đất đai thì tại khoản 3 Điều 201 Luật Đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đất đai theo kế hoạch như thế nào?
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra đất đai theo kế hoạch
Về thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành đất đai theo kế hoạch thì tại Điều 14 Nghị định 07/2012/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
- Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra đất đai đột xuất
Cá nhân có thẩm quyền ra quyết định thanh tra đất đai đột xuất được quy định tại Điều 15 Nghị định 07/2012/NĐ-CP:
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở.
- Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất để báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở. Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở thì quyết định thanh tra đột xuất được gửi để báo cáo Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở.
- Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam 30 4? Bài tuyên truyền kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước?
- Chi tiết chương trình Đất nước trọn niềm vui 20 4 Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4?
- 12 biện pháp phòng chống khủng bố khẩn cấp bao gồm những gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh được quy định như thế nào?
- Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì khi thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại? Cục Xúc tiến thương mại có tư cách pháp nhân không?
- Giá vé tham quan Dinh Độc Lập được miễn phí với đối tượng nào? Trường hợp nào được giảm 50% giá vé tham quan Dinh Độc Lập?