Cố ý tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng thì bị xử phạt như thế nào?
Cố ý tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Việc xử lý đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng được quy định tại Điều 16 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác để hành nghề, bao gồm:
a) Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới;
b) Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm giống cây trồng;
c) Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng;
d) Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu vật liệu nhân giống cây trồng;
đ) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
e) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung một trong các giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại các loại quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp quyết định, giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó.
Đồng thời, Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 2 lần cá nhân.
Như vậy, cố ý tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng đến mức làm sai lệch nội dung của Giấy phép thì bị xử lý như sau:
- Phạt tiền:
+ Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
+ Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
- Buộc nộp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng.
Cố ý tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 94/2019/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Trồng trọt
...
2. Trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng:
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Trồng trọt. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép xuất khẩu theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; đăng thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, hiện nay, trình tự, thủ tục cấp phép xuất khẩu giống cây trồng được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.
Hồ sơ cấp phép nhập khẩu giống cây trồng ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP có nội dung tại điểm c khoản 1 bị bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 130/2022/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Trồng trọt
1. Hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị nhập khẩu theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu) theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.
...
d) Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
2. Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu giống cây trồng:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ; thông báo cho tổ chức, cá nhân trong trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; đăng tải thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Giống cây trồng biến đổi gen sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm để đăng ký cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; Điều 4 Nghị định này và Điều 15 của Luật Trồng trọt.
Theo đó, hồ sơ thực hiện cấp phép nhập khẩu giống cây trồng gồm có:
- Văn bản đề nghị nhập khẩu.
- Tờ khai kỹ thuật (mỗi giống chỉ nộp một lần khi nhập khẩu lần đầu).
- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm của đơn vị tổ chức đối với trường hợp nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?