Có thể tiếp tục yêu cầu giải quyết kiến nghị trong đấu thầu khi đã khởi kiện ở tòa hay không?
Điều kiện để kiến nghị của nhà thầu được xem xét, giải quyết là gì?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Căn cứ Điều 91 Luật Đấu thầu 2013 có quy định:
Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
1. Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư có quyền:
a) Kiến nghị với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; về kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 92 của Luật này;
b) Khởi kiện ra Tòa án vào bất kỳ thời gian nào, kể cả đang trong quá trình giải quyết kiến nghị hoặc sau khi đã có kết quả giải quyết kiến nghị.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư đã khởi kiện ra Tòa án thì không gửi kiến nghị đến bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay.
Theo đó, nhà thầu có quyền kiến nghị với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Tuy nhiên để kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu được xem xét, giải quyết cần thỏa mãn các điều kiện tại Điều 118 Nghị định 63/2014/NĐ-CP bao gồm:
- Đơn kiến nghị là của nhà thầu tham dự thầu.
- Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu có).
- Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị theo quy định tại Điều 92 Luật Đấu thầu 2013.
- Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà thầu khởi kiện ra Tòa án.
- Chi phí giải quyết kiến nghị theo quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đối với trường hợp kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền giải quyết.
Có thể tiếp tục yêu cầu giải quyết kiến nghị trong đấu thầu khi đã khởi kiện ở tòa hay không? (Hình từ Internet)
Có thể tiếp tục yêu cầu giải quyết kiến nghị trong đấu thầu khi đã khởi kiện ở tòa hay không?
Căn cứ Điều 118 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau về xem xét, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu:
Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị
1. Đơn kiến nghị là của nhà thầu tham dự thầu.
2. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu có).
3. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị theo quy định tại Điều 92 của Luật Đấu thầu.
4. Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà thầu khởi kiện ra Tòa án.
5. Chi phí giải quyết kiến nghị theo quy định tại Khoản 8 Điều 9 của Nghị định này được nhà thầu có kiến nghị nộp cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn đối với trường hợp kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu do người có thẩm quyền giải quyết.
Theo đó, một trong những điều kiện của việc xem xét và giải quyết Đơn kiến nghị là của nhà thầu là nội dung kiến nghị đó chưa được nhà thầu khởi kiện ra Tòa án.
Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 120 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu
...
2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 118 của Nghị định này.
Theo đó, khi điều kiện chưa được khởi kiện ra Tòa án không đảm bảo thì người có trách nhiệm sẽ không giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Việc này phải được thông bằng văn bản cho nhà thầu.
Nhà thầu đã gửi đơn kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu thì có được rút đơn hay không?
Căn cứ Điều 120 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định:
Giải quyết kiến nghị đối với lựa chọn nhà thầu
1. Thời gian giải quyết kiến nghị quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 92 của Luật Đấu thầu được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị.
2. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị trong trường hợp kiến nghị của nhà thầu không đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 118 của Nghị định này.
3. Nhà thầu được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản.
4. Trong văn bản trả lời về kết quả giải quyết kiến nghị cho nhà thầu phải có kết luận về nội dung kiến nghị; trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là đúng phải nêu rõ biện pháp, cách thức và thời gian để khắc phục hậu quả (nếu có), đồng thời bộ phận thường trực giúp việc có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên đới chi trả cho nhà thầu có kiến nghị số tiền bằng số tiền mà nhà thầu có kiến nghị đã nộp cho Hội đồng tư vấn. Trường hợp kiến nghị của nhà thầu được kết luận là không đúng thì trong văn bản trả lời phải giải thích rõ lý do.
Theo đó, nhà thầu được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị. Lưu ý là việc này phải được thực hiện bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?