Có thể mời cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia lấy ý kiến của trẻ chưa thành niên khi giải quyết vụ án ly hôn không?
Việc thỏa thuận nuôi con sẽ được thực hiện như thế nào khi giải quyết ly hôn?
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, khi giải quyết ly hôn, vợ chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của người còn lại. Trường hợp không thỏa thuận được, Tòa án căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.
Bên cạnh đó, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Có thể mời cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia lấy ý kiến của trẻ chưa thành niên khi giải quyết vụ án ly hôn? (Hình ảnh từ Internet)
Có thể mời cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia lấy ý kiến của trẻ chưa thành niên khi giải quyết vụ án ly hôn không?
Đề xuất tại Điều 5 Dự thảo Nghị quyết Hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình do Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành về thỏa thuận nuôi con khi giải quyết vụ án ly hôn như sau:
Về thỏa thuận nuôi con
1. Khi giải quyết vụ án ly hôn nếu vợ chồng không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con chung thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Tòa án cân nhắc ý kiến của con và đưa ra quyết định, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để giao con cho người kia có điều kiện nuôi con tốt hơn trực tiếp nuôi dưỡng. Việc không lấy được ý kiến của các con không phải là căn cứ để đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trường hợp lợi ích của trẻ em xung đột với lợi ích của bố mẹ thì ưu tiên bảo đảm lợi ích của con.
2. Khi xem xét quyền lợi mọi mặt của con thì Tòa án dựa vào đánh giá tổng hợp dựa theo các tiêu chí sau: Ý kiến của con; Quyền của trẻ được sống chung với người trực tiếp nuôi hoặc được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi; mối quan hệ của trẻ với từng người cha hoặc mẹ; khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bao gồm cả khả năng bảo vệ trẻ khởi bị xâm hại, sao nhãng, bóc lột; mối quan tâm, chia sẻ của con; sự ổn định, liên tục và giảm thiểu sự xáo trộn với môi trường sống và giáo dục của trẻ; mong muốn của anh, chị, em (nếu có) được ở cùng nhau; ưu tiên giao tất cả các con cho một bên cha, mẹ trực tiếp nuôi dưỡng để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của trẻ em.
3. Việc lấy ý kiến của trẻ chưa thành niên cần bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Đảm bảo sự thân thiện và cách thức lấy ý kiến phù hợp để trẻ em có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình; phải lấy ý kiến trẻ em tại Phòng họp riêng mà không có sự tham gia của cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho trẻ em.
Trường hợp cần thiết thì có thể mời cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia để trẻ em thêm tự tin khi bày tỏ ý kiến.
b) Không ép buộc trẻ em bày tỏ ý kiến; đồng thời không gây áp lực, căng thẳng cho trẻ em khi bày tỏ ý kiến;
c) Cân nhắc ý kiến của trẻ em một cách phù hợp theo độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.
4. Để hỗ trợ xây dựng đánh giá tổng quan theo khoản 2, Toà án cần, theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 72 Luật Trẻ em năm 2016, yêu cầu cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tìm hiểu và cung cấp thông tin về tình trạng cá nhân và gia đình của đứa trẻ để đưa ra quyết định phù hợp.
Theo đó, việc lấy ý kiến của trẻ chưa thành niên trong trường hợp cần thiết thì có thể mời cán bộ bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia để trẻ em thêm tự tin khi bày tỏ ý kiến.
Người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có quyền và trách nhiệm gì?
Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có quyền và trách nhiệm sau đây:
- Tôn trọng quyền của con được sống với người trực tiếp nuôi;
- Cấp dưỡng nuôi con;
- Được quyền thăm con mà không ai có thể cản trở. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lợi dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục,.. con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mấy giờ bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025? Thời gian bắn pháo hoa Tết Âm lịch 63 tỉnh thành mới nhất?
- Thời khắc đón giao thừa là gì? Nguồn gốc đêm giao thừa? Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ có bắn pháo bông không?
- Điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 ở Bình Dương? Thời gian bắn pháo hoa ở Bình Dương Tết âm lịch 2025 ra sao?
- Lời chúc Tết Âm lịch dành tặng cho sư thầy? Lời chúc cho sư thầy vào ngày mùng 1 Tết? Tết âm lịch có bắn pháo hoa?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bắc Ninh chi tiết?