Có thể dùng tài khoản định danh điện tử VNeID khi đi máy bay đúng không? Cách dùng như thế nào?

Có thể dùng tài khoản định danh điện tử VNeID khi đi máy bay đúng không? Cách dùng như thế nào?

Có thể dùng tài khoản định danh điện tử VNeID khi đi máy bay đúng không? Cách dùng như thế nào?

Từ ngày 02/8/2023 chính thức triển khai sử dụng tài VNeID (tài khoản định danh mức độ 2) đối với hành khách đi máy bay trên các chuyến bay nội địa tại tất cả cảng hàng không trên cả nước.

Như vậy, có thể dùng tài khoản định danh điện tử VNeID khi đi máy bay từ 02/8/2023.

Cách dùng như sau:

Bước 1: Đăng nhập

Hành khách đăng nhập ứng dụng VNeID bằng tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

Tại mục “Cá nhân”, bật chức năng “Xác minh ứng dụng qua QR code”.

Bước 2: Khởi tạo mã QR

Hành khách thực hiện khởi tạo mã QR để thực hiện định danh điện tử tại Trang chủ của ứng dụng.

Lưu ý: Mã QR sẽ chỉ có hiệu lực trong vòng 1 phút. Nếu không sử dụng thì sau 1 phút, người dùng sẽ phải khởi tạo lại mã QR như ban đầu.

Bước 3: Quét mã QR

Thực hiện quét mã QR Căn cước công dân để ứng dụng có thể nhận diện được người dùng. Kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn hình.

Bước 4: Xác thực và xuất trình thông tin

Khi đã xác thực thành công với ứng dụng VNeID. Hành khách xuất trình dữ liệu đã được tích hợp cũng như giấy tờ cần thiết tại mục Ví và Giấy tờ cho người quản lý khi làm thủ tục đi máy bay theo yêu cầu.

Có thể dùng tài khoản định danh điện tử VNeID khi đi máy bay đúng không? Cách dùng như thế nào?

Có thể dùng tài khoản định danh điện tử VNeID khi đi máy bay đúng không? Cách dùng như thế nào? (Hình từ Internet)

Chính sách ưu đãi dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 13/2024/TT-BGTVT quy định chính sách ưu đãi dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không như sau:

(1) Đối với người vận chuyển có tổng số tiền thanh toán các khoản sử dụng dịch vụ ghi trên hóa đơn hàng tháng của dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay, điều hành bay đi, đến được hưởng các mức ưu đãi như sau:

(i) Đối với các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay quốc tế

Giá dịch vụ ghi trên hóa đơn thanh toán (USD)

Mức giảm (%)

Trên 125.000 USD đến dưới 250.000 USD

1,5%

Từ 250.000 USD đến dưới 750.000 USD

2,5%

Từ 750.000 USD đến dưới 1.500.000 USD

3,5%

Từ 1.500.000 USD trở lên

5%

(ii) Đối với các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay nội địa

Giá dịch vụ ghi trên hóa đơn thanh toán (VND)

Mức giảm (%)

Trên 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng

1,5%

Từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng

2,5%

Từ 15 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng

3,5%

Từ 30 tỷ đồng trở lên

5%

(iii) Số tiền thu sử dụng dịch vụ được tính theo hóa đơn tách biệt dịch vụ cung ứng cho chuyến bay quốc tế, chuyến bay nội địa. Thời hạn tính: 01 tháng.

(2) Đối với hoạt động bay đào tạo, huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại) tại Việt Nam: không thu tiền sử dụng dịch vụ điều hành bay đi, đến và cất cánh, hạ cánh tàu bay trong 36 tháng đầu kể từ ngày cơ sở đào tạo thực hiện chuyến bay đào tạo, huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại) đầu tiên.

(3) Đối với hãng hàng không Việt Nam lần đầu tiên tham gia khai thác thị trường vận chuyển hàng không: áp dụng mức giá bằng 50% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 36 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác.

(4) Đối với hãng hàng không khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ đi, đến Việt Nam tại thời điểm không có hãng nào khai thác thường lệ trong khoảng thời gian ít nhất 12 tháng:

(i) Tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng: áp dụng mức giá bằng 90% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 12 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác;

(ii) Tại các cảng hàng không khác: áp dụng mức giá bằng 50% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 24 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác.

(5) Trường hợp hãng hàng không thuộc đối tượng áp dụng nhiều mức ưu đãi theo quy định tại (3), (4) thì được áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

(6)Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chủ động áp dụng mức ưu đãi giá theo quy định nêu trên.

Kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên VNeID thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định cách kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử trên VNeID như sau:

(1) Chủ thể danh tính điện tử thực hiện kích hoạt tài khoản định danh điện tử của cá nhân, cơ quan, tổ chức trên Ứng dụng VneID trong vòng 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả cấp tài khoản định danh điện tử.

Sau 07 ngày, nếu tài khoản định danh điện tử không được kích hoạt, chủ thể danh tính điện tử liên hệ với cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thông qua tổng đài tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về định danh và xác thực điện tử để thực hiện việc kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

(2) Người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện sử dụng tài khoản định danh điện tử phải được sự đồng ý, xác nhận của người đại diện, người giám hộ thông qua Ứng dụng VneID.

Người đại diện, người giám hộ sử dụng tài khoản định danh điện tử của người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện để thực hiện các giao dịch và các hoạt động khác phục vụ quyền và lợi ích của họ.

(3) Việc sử dụng tài khoản định danh điện tử, dịch vụ xác thực điện tử có giá trị pháp lý để khẳng định, chứng minh chủ thể danh tính điện tử đã thực hiện và chấp thuận đối với giao dịch.

(4) Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử thực hiện kết nối, chia sẻ, xác thực dữ liệu để chủ thể danh tính điện tử sử dụng tài khoản định danh điện tử ở các quốc gia khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

Tài khoản định danh điện tử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài khoản định danh điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tài khoản định danh điện tử là gì? Pháp luật quy định như thế nào mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử?
Pháp luật
Phương tiện xác thực là gì? Tài khoản định danh điện tử mức độ 01 có cần dựa vào phương tiện xác thực không?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử cho doanh nghiệp online trên Cổng dịch vụ công Quốc gia ra sao?
Pháp luật
Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
Pháp luật
Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cần phải có số điện thoại chính chủ đúng hay không?
Pháp luật
Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 02 để làm gì? Công dân có thể đến đâu để làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02?
Pháp luật
Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính không?
Pháp luật
Tổ chức đăng ký hoạt động tại Việt Nam sẽ được cấp tài khoản định danh điện tử theo mức độ nào?
Pháp luật
Thông tin lịch sử truy cập của tài khoản định danh điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử bao lâu?
Pháp luật
Có thể dùng tài khoản định danh điện tử VNeID khi đi máy bay đúng không? Cách dùng như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1 từ ngày 1/7/2024? Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1 từ ngày 1/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài khoản định danh điện tử
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
834 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài khoản định danh điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài khoản định danh điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào