Có thành lập cơ quan thanh tra đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không?
Pháp luật quy định thế nào về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành?
Căn cứ vào Điều 9 Luật Thanh tra 2022 về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Đồng thời, khoản 19 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 có định nghĩa về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
Giải thích từ ngữ
...
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Có thể hiểu cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có chức năng: Xem xét, đánh giá, xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý trong việc thực thi quy định pháp luật chuyên ngành, quy định chuyên môn - kỹ thuật và các quy tắc quản lý.
Theo Điều 36 Luật Thanh tra 2022, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong các trường hợp:
- Theo quy định của luật;
- Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Có thành lập cơ quan thanh tra đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không? (Hình từ Internet)
Có thành lập cơ quan thanh tra đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không?
Tại khoản 1 Điều 37 Luật Thanh tra 2022 có quy định về hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như sau:
Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 1 Điều 34 của Luật này; hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra trừ 02 trường hợp:
- Thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục;
- Thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
Thủ trưởng, thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 37 Luật Thanh tra 2022, trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra tại cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra, Thủ trưởng được giao thực hiện chức năng thanh tra và các thành viên của Đoàn thanh tra được gọi chung là "người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành".
Theo đó, khái niệm người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được định nghĩa tại khoản 20 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là người được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành, khoản 2 Điều 37 Luật Thanh tra 2022 có quy định:
Hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
...
2. Trong hoạt động thanh tra, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thanh tra; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Đoàn thanh tra là Thanh tra viên theo quy định của Luật này và quy định của luật khác có liên quan.
Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng và thành viên Đoàn thanh tra như sau:
- Đối với Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thanh tra;
- Đối với thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành: Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra viên.
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được thực hiện như trên.
Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?