Cơ sở sản xuất kinh doanh có được lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt hay không?
Thế nào là chất thải rắn?
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là tại khoản 19 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định về khái niệm chất thải rắn cụ thể chất thải rắn là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Khi cơ sở sản xuất kinh doanh có chất thải rắn sinh hoạt thì có được lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt không?
Tại Điều 59 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt cụ thể như sau:
- Việc lựa chọn chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư, xây dựng và đấu thầu. Trường hợp cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư ngoài ngân sách thì chủ đầu tư trực tiếp quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn do mình đầu tư hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác làm chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo các quy định của pháp luật.
- Chủ đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:
+ Vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của Việt Nam; tuân thủ hợp đồng xử lý đã ký kết và các cam kết với chính quyền địa phương;
+ Là chủ công nghệ hoặc có hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định. Trường hợp sử dụng công nghệ xử lý có xuất xứ từ các nước châu Âu, nhóm các nước công nghiệp phát triển mà khác với quy định kỹ thuật của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về quản lý chất thải của Việt Nam thì khí thải, nước thải phải đáp ứng các tiêu chuẩn tương ứng của các quốc gia đó và các quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải, nước thải của Việt Nam;
+ Phải hoàn trả mặt bằng và tự chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng, chi phí tháo dỡ công trình và các chi phí khác có liên quan trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong quá trình vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hợp đồng đã ký với chính quyền địa phương.
- Việc lựa chọn chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt để quản lý, vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Chất thải rắn sinh hoạt
Trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt cụ thể như sau:
- Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, cộng đồng dân cư, đại diện khu dân cư trong việc xác định thời gian, địa điểm, tần suất và tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt và công bố rộng rãi.
- Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải sử dụng thiết bị, phương tiện được thiết kế phù hợp đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện theo tuyến đường, thời gian theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Bảo đảm đủ yêu cầu về nhân lực, phương tiện và thiết bị chuyên dụng để thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt tại những địa điểm đã quy định.
- Thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến điểm tập kết, trạm trung chuyển hoặc cơ sở xử lý bằng các phương tiện, thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định; bố trí phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ nước rỉ rác tại các trạm trung chuyển để xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chuyển giao cùng với chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị xử lý.
- Không để rơi vãi chất thải rắn sinh hoạt, gây phát tán bụi, mùi hoặc nước rò rỉ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
- Đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì khi cơ sở sản xuất kinh doanh có chất thải rắn sinh hoạt, cơ sở sản xuất kinh doanh có quyền lựa chọn chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Việc lựa chọn này phải được tuân theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư, xây dựng và đấu thầu.
Trên đây là một số quy định về chất thải rắn mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng tư vấn thẩm định thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm những thành phần nào theo quy định?
- Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện để xác định chỉ số giá xây dựng là những chi phí như thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về hội là gì? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội được xác lập từ những nguồn nào?
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?