Cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới?
Cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh, lý do đặc biệt khác hoặc theo đề nghị của nước láng giềng, quyền quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới được quy định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu quốc tế theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) theo đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh không quá 24 giờ và phải báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) không quá 06 giờ; tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới không quá 12 giờ và phải báo cáo ngay Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới không quá 06 giờ và phải báo cáo ngay Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện biên giới.
- Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp thống nhất với Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu biên giới đất liền thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 17 Nghị định 112/2014/NĐ-CP đối với trường hợp hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới vì lý do an ninh quốc gia, phòng chống dịch bệnh.
- Trước khi hết thời gian hạn chế hoặc tạm dừng việc qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới, nếu xét thấy cần tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng thì thực hiện như sau:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), thời gian gia hạn không quá 24 giờ;
+ Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) không quá 06 giờ, tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, thời gian gia hạn không quá 12 giờ;
+ Đồn trưởng Đồn Biên phòng quyết định gia hạn thời gian hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, thời gian gia hạn không quá 06 giờ.
- Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định 112/2014/NĐ-CP chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình; trước khi quyết định hạn chế, tạm dừng hoặc gia hạn thời gian hạn chế, tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới và khi tình hình trở lại bình thường phải thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chức năng nước láng giềng, các cơ quan liên quan và nhân dân biết để thực hiện.
- Trong trường hợp hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới khi chưa có sự thống nhất của hai bên, người có thẩm quyền phải thông báo cho Sở Ngoại vụ tỉnh (đối với hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới) hoặc thông báo Bộ Ngoại giao (đối với hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính) để phối hợp xử lý về đối ngoại.
- Việc hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới phải phù hợp với các quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Cơ quan nào có thẩm quyền hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? (Hình từ Internet)
Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, giám sát tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định thực hiện kiểm tra, kiểm soát, giám sát tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới như sau:
- Tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đã có đủ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước (khu vực thực hiện thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu; khu vực kho, bến bãi tập kết hàng chờ xuất khẩu, nhập khẩu; đường giao thông để vận chuyển hàng hóa; khu vực bãi xe, bến đậu), hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát xuất, nhập qua lại biên giới quốc gia được thực hiện như tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
- Tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới chưa có đủ các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thủ tục kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động qua lại biên giới của cư dân biên giới hai bên được tiến hành tại Trạm kiểm soát biên phòng.
- Các Bộ: Quốc phòng, Công Thương, Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới phối hợp chỉ đạo, quản lý các hoạt động xuất, nhập qua lối mở biên giới để thực hiện chính sách thương mại biên giới hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thời gian làm việc tại cửa khẩu biên giới như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 112/2014/NĐ-CP quy định thời gian làm việc tại cửa khẩu biên giới như sau:
- Thời gian làm việc tại cửa khẩu thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Chính phủ hai bên thống nhất quyết định thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) thông qua đường ngoại giao.
- Chủ tịch, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thống nhất với chính quyền cấp tỉnh đối diện quy định, thay đổi thời gian làm việc tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính.
- Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thống nhất với cơ quan chức năng nước láng giềng, quyết định thời gian mở cửa khẩu biên giới ngoài thời gian làm việc trong ngày đối với các trường hợp vì lý do khẩn cấp liên quan đến quốc phòng, an ninh, thiên tai, hỏa hoạn, cấp cứu người bị nạn, truy bắt tội phạm hoặc lý do bất khả kháng khác, đồng thời phải kịp thời báo cáo ngay Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?