Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế phối hợp như thế nào trong đăng ký sử dụng hóa đơn?
- Quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trong đăng ký sử dụng hóa đơn như thế nào?
- Quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan bảo hiểm xã hội như thế nào?
- Quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước về lao động như thế nào?
- Hồ sơ phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trong đăng ký sử dụng hóa đơn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 122/2020/NĐ-CP quy định quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trong đăng ký sử dụng hóa đơn như sau:
- Trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đã hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh chia sẻ thông tin đăng ký thành lập của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp, chi nhánh cho cơ quan thuế.
- Cơ quan thuế chia sẻ thông tin về mã số doanh nghiệp, mã số chi nhánh, văn phòng đại diện, phân cấp cơ quan thuế quản lý trực tiếp được tạo tự động bởi Hệ thống thông tin đăng ký thuế cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Trên cơ sở thông tin do cơ quan thuế phản hồi, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và Thông báo về cơ quan thuế quản lý cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Doanh nghiệp, chi nhánh có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về việc sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế phối hợp như thế nào trong đăng ký sử dụng hóa đơn? (Hình từ Internet)
Quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan bảo hiểm xã hội như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 122/2020/NĐ-CP quy định quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan bảo hiểm xã hội như sau:
- Sau khi cấp đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ quan đăng ký kinh doanh chia sẻ thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện và thông tin về tổng số lao động dự kiến, ngành, nghề kinh doanh, phương thức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Khi có sự thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ quan đăng ký kinh doanh chia sẻ thông tin về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Mã số doanh nghiệp, mã số chi nhánh, văn phòng đại diện được sử dụng làm mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.
- Khi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đóng bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội chia sẻ thông tin về số lượng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập.
Quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước về lao động như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 122/2020/NĐ-CP quy định quy trình phối hợp, liên thông giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước về lao động như sau:
Cơ quan đăng ký kinh doanh chia sẻ thông tin về tên, mã số, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện, ngành, nghề kinh doanh chính và tổng số lao động dự kiến của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập trên địa bàn cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp) nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phục vụ quản lý nhà nước về lao động.
Hồ sơ phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 122/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp như sau:
- Hồ sơ phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung quy định tại Luật Doanh nghiệp và nội dung khai trình việc sử dụng lao động, kê khai phương thức đóng bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
- Mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp được quy định tại các Phụ lục I-1, I-2, I-3, I-4 và I-5 ban hành kèm theo Nghị định 122/2020/NĐ-CP. Mẫu thông báo về việc đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện quy định tại Phụ lục II-11 ban hành kèm theo Nghị định 122/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức tiền thưởng huân chương lao động hạng Ba 2025 là bao nhiêu? Huân chương Lao động hạng Ba được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý theo Thông tư 72 ra sao?
- Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước? Trường hợp nào không được tham gia Đoàn thanh tra?
- Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình bao gồm tài liệu nào? Trách nhiệm nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà thầu thiết kế?
- Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng có phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ không?