Có phải Cục Cảnh sát giao thông sẽ chỉ tuần tra tuyến cao tốc và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tuần tra các tuyến đường còn lại?
Tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát của Cục Cảnh sát giao thông được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát của Cục Cảnh sát giao thông được quy định như sau:
- Cục Cảnh sát giao thông bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường cao tốc đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
- Trường hợp cần thiết, tổ chức lực lượng thực hiện hoặc chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương, các lực lượng liên quan thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát được Bộ trưởng Bộ Công an, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông phê duyệt trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc.
Có phải Cục Cảnh sát giao thông sẽ chỉ tuần tra tuyến cao tốc và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tuần tra các tuyến đường còn lại?
Tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như sau:
- Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông) bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính của địa phương, gồm:
+ Các tuyến đường cao tốc chỉ nằm trong phạm vi địa giới hành chính của 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Các tuyến quốc lộ trọng điểm, quốc lộ có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp (bao gồm cả các đoạn đường tránh quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thị trấn thuộc huyện); các tuyến giao thông đường bộ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Trường hợp các tuyến giao thông đường bộ được cải tạo, nâng cấp thành quốc lộ, tuyến quốc lộ được xây dựng mới hoặc do thay đổi địa giới hành chính địa phương, do yêu cầu của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải điều chỉnh phân công, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, thì Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh) báo cáo về Cục Cảnh sát giao thông để tổng hợp, báo cáo đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phân công, phân cấp theo quy định;
+ Các tuyến đường đô thị thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Các tuyến đường chính, tuyến đường có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp;
+ Trường hợp cần thiết, tổ chức lực lượng thực hiện hoặc chủ trì, phối hợp với Công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Công an cấp huyện), các lực lượng liên quan thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông đường bộ theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông.
- Công an cấp huyện bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính, gồm:
+ Các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
+ Các đoạn quốc lộ thuộc các tuyến quốc lộ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đi qua thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông;
+ Các tuyến đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường chuyên dùng; đường đô thị không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
+ Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông.
- Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và tình hình thực tế các tuyến giao thông đường bộ của địa phương, Giám đốc Công an cấp tỉnh ban hành quyết định phân công, bố trí lực lượng của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an cấp huyện thực hiện tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công, phân cấp theo quy định. Quyết định gửi về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để theo dõi, chỉ đạo.
Như vậy, về địa bàn tuần tra tại các tuyến cao tốc thì cả Cục Cảnh sát giao thông và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có thẩm quyền tuần tra. Trong đó, Cục Cảnh sát giao thông sẽ tuần tra các tuyến đường cao tốc đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên. Đối với Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì sẽ tuần tra các tuyến cao tốc (ngoại trừ các tuyến đường cao tốc đi qua địa giới hành chính từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên) và các tuyến đường còn lại.
Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát được quy định như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát được quy định như sau:
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ thuộc phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
- Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
- Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
- Chủ động hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ và tham gia phòng chống khủng bố, chống biểu tình gây rối, phòng chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn, cứu nạn, cứu hộ, giải quyết cháy nổ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
- Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phát hiện những bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền, kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?