Có những phương pháp giám sát phát hiện nhiễm HIV nào? Đối tượng nào được ưu tiên giám sát phát hiện nhiễm HIV?
Có những phương pháp giám sát phát hiện nhiễm HIV nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định giám sát phát hiện nhiễm HIV là việc thu thập thông tin về các chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS của các nhóm đối tượng có nguy cơ khác nhau để phát hiện trường hợp nhiễm HIV.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định các phương pháp giám sát phát hiện nhiễm HIV bao gồm:
- Phương pháp tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV;
- Phương pháp xét nghiệm HIV;
- Phương pháp thu thập, tổng hợp và báo cáo về chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS.
Có những phương pháp giám sát phát hiện nhiễm HIV nào? Đối tượng nào được ưu tiên giám sát phát hiện nhiễm HIV?
Đối tượng nào được ưu tiên giám sát phát hiện nhiễm HIV?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định đối tượng được ưu tiên trong giám sát phát hiện nhiễm HIV như sau:
Phương pháp giám sát phát hiện nhiễm HIV
...
2. Đối tượng ưu tiên của giám sát phát hiện nhiễm HIV bao gồm:
a) Người sử dụng ma túy;
b) Người bán dâm;
c) Người có quan hệ tình dục đồng giới;
d) Người chuyển đổi giới tính;
đ) Vợ, chồng và thành viên khác trong gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này;
e) Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;
g) Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
h) Người di biến động;
k) Người mắc bệnh lao;
l) Người có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV/AIDS;
m) Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy;
n) Các đối tượng khác.
Như vậy, các đối tượng trên sẽ được ưu tiên giám sát phát hiện nhiễm HIV.
Việc tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV được thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định như sau:
Quy trình tư vấn, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV
1. Tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV như sau:
a) Tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế và trong các cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 2 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế;
b) Tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV tại cộng đồng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2673/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
2. Việc xét nghiệm HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn tại Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV.
Theo như quy định trên, việc tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV được thực hiện như sau:
- Đối với việc tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế và trong các cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2015/TT-BYT
- Đối với tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV tại cộng đồng thực hiện theo quy định tại Quyết định 2673/QĐ-BYT năm 2018.
Quy trình thu thập, tổng hợp và báo cáo về chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BYT quy định quy trình thu thập, tổng hợp và báo cáo về chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS như sau:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp và báo cáo về chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS của người được xét nghiệm
- Cơ sở xét nghiệm sàng lọc thu thập và chuyển thông tin của người có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng qua hệ thống quản lý thông tin HIV/AIDS (hệ thống HIV-INFO) hoặc bằng văn bản tới cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV.
- Cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV tiếp nhận thông tin của người có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng từ cơ sở xét nghiệm sàng lọc HIV gửi đến trên hệ thống HIV-INFO hoặc bằng văn bản.
Trường hợp người được xét nghiệm HIV trực tiếp đến cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV để thực hiện xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm khẳng định thực hiện việc thu thập thông tin theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 07/2023/TT-BYT
Bước 2: Cập nhật thông tin, chuyển gửi và trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính:
- Sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV, cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV có trách nhiệm cập nhật kết quả xét nghiệm khẳng định HIV lên hệ thống HIV-INFO
Đồng thời chuyển gửi kết quả xét nghiệm khẳng định HIV bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho cơ sở lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc hoặc trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính cho người được xét nghiệm HIV
- Cơ sở xét nghiệm sàng lọc tiếp nhận kết quả xét nghiệm khẳng định HIV từ cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV và cập nhật thông tin đối với trường hợp có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính (nếu có) và gửi thông tin cập nhật về cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV.
Bước 3: Cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV thực hiện báo cáo giám sát phát hiện nhiễm HIV quy định tại và gửi báo cáo về cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS
Bước 4: Cơ sở xét nghiệm sàng lọc và cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV chuyển thông tin của người nhiễm HIV tới cơ sở điều trị HIV/AIDS nơi người nhiễm HIV đăng ký điều trị.
Thông tư 07/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty tài chính được thụ lý khi nào theo quy định pháp luật?
- Hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý bao gồm những gì?
- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế phải thông báo cho cơ quan thuế trong bao lâu từ khi thay đổi thông tin đăng ký thuế?
- Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt có được thay mặt ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban kiểm soát đặc biệt không?
- Vốn hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì? Mục tiêu và chức năng hoạt động của SGDCK?