BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2673/QĐ-BYT
|
Hà Nội, ngày 27
tháng 04 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN TƯ VẤN, XÉT NGHIỆM HIV TẠI CỘNG ĐỒNG”
Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày
20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống
HIV/AIDS,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm
HIV tại cộng đồng”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Cục trưởng Cục Phòng, chống
HIV/AIDS; Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở
Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Website Cục PC HIV/AIDS;
- Lưu: VT, AIDS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
HƯỚNG DẪN
TƯ
VẤN XÉT NGHIỆM HIV TẠI CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2673/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Hướng dẫn này quy định nội dung, tổ chức hoạt động
tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng. Bao gồm:
1. Tư vấn xét nghiệm HIV do nhân viên phòng xét nghiệm
HIV thực hiện.
2. Tư vấn xét nghiệm HIV do những nhân viên không
làm trong các phòng xét nghiệm HIV thực hiện.
3. Tự xét nghiệm HIV.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng: là quá
trình tư vấn và xét nghiệm HIV được thực hiện ngoài cơ sở y tế.
2. Tư vấn xét nghiệm HIV do những nhân viên không
làm trong các phòng xét nghiệm HIV thực hiện: là việc tư vấn xét nghiệm HIV được
thực hiện bởi những người đã được tập huấn để cung cấp dịch vụ tư vấn và xét
nghiệm HIV, nhưng không được đào tạo chuyên ngành về xét nghiệm và không làm
trong cơ sở xét nghiệm HIV.
3. Tự xét nghiệm HIV: là quá trình người được xét
nghiệm tự thực hiện tất cả các bước của việc xét nghiệm HIV bao gồm tự lấy mẫu,
tự làm xét nghiệm HIV và tự đọc kết quả.
4. Kết quả xét nghiệm có phản ứng: là trường hợp mẫu
bệnh phẩm có kháng thể kháng HIV hoặc một loại kháng thể khác phản ứng với chất
thử kháng thể HIV của sinh phẩm.
5. Kết quả xét nghiệm không phản ứng: là trường hợp
mẫu bệnh phẩm không có hoặc không đủ kháng thể kháng HIV để phản ứng với chất
thử kháng thể kháng HIV của sinh phẩm.
6. Hỗ trợ, kết nối xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn
chích chung của người nhiễm HIV: là loại hoạt động nhân viên tư vấn hướng dẫn,
hỗ trợ người nhiễm HIV tiết lộ tình trạng nhiễm HIV và đưa bạn tình, bạn chích
chung đi làm xét nghiệm HIV.
Điều 3. Nguyên tắc chung
1. Bảo đảm tính bí mật về thông tin của người được
xét nghiệm HIV.
2. Tất cả người được xét nghiệm HIV tại cộng đồng
phải được cung cấp thông tin trước xét nghiệm HIV, các bước thực hiện và kỹ thuật
thực hiện xét nghiệm, ý nghĩa kết quả xét nghiệm, các tình huống có thể gây sai
lệch kết quả xét nghiệm trước khi sử dụng sinh phẩm xét nghiệm.
3. Việc xét nghiệm HIV tại cộng đồng được thực hiện
trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm HIV.
4. Không trả kết quả xét nghiệm HIV tại cộng đồng bằng
giấy cho người được xét nghiệm, trừ trường hợp xét nghiệm HIV do nhân viên xét
nghiệm HIV thực hiện.
5. Chỉ sử dụng loại sinh phẩm xét nghiệm HIV có kỹ
thuật đơn giản, dễ sử dụng và được phép lưu hành tại Việt Nam.
6. Nhân viên thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn
tình, bạn chích chung của người nhiễm HIV phải được sự đồng ý của người nhiễm
HIV bằng văn bản.
7. Bảo đảm tính sẵn có và kết nối dịch vụ tư vấn
trước và sau khi thực hiện xét nghiệm HIV cho loại hình tự xét nghiệm HIV.
8. Bảo đảm hỗ trợ kết nối xét nghiệm khẳng định nhiễm
HIV cho các khách hàng có kết quả phản ứng.
9. Bảo đảm kết nối chăm sóc điều trị ARV cho người
có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.
Chương II
TRÌNH TỰ, NỘI DUNG TƯ VẤN
XÉT NGHIỆM HIV TẠI CỘNG ĐỒNG
Điều 4. Cung cấp thông tin về
tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng
1. Giới thiệu về dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tại
cộng đồng.
2. Cung cấp kiến thức HIV/AIDS, các nguy cơ lây nhiễm
HIV, sự cần thiết xét nghiệm HIV sớm để biết tình trạng nhiễm HIV.
3. Giới thiệu về các hỗ trợ sau xét nghiệm HIV tại
cộng đồng.
4. Cung cấp thông tin, địa chỉ của người, tổ chức hỗ
trợ làm xét nghiệm HIV tại cộng đồng, hoặc các địa điểm cung cấp sinh phẩm tự
làm xét nghiệm HIV.
Điều 5. Nội dung tư vấn trước
xét nghiệm HIV
1. Người tư vấn tự giới thiệu bản thân và làm quen
với khách hàng.
2. Đánh giá kiến thức về HIV/AIDS của khách hàng.
3. Đánh giá các nguy cơ lây nhiễm HIV của khách
hàng.
4. Thảo luận lợi ích xét nghiệm để biết tình trạng
HIV.
5. Giới thiệu sinh phẩm xét nghiệm HIV, quy định kỹ
thuật làm xét nghiệm HIV, hướng dẫn đọc kết quả
xét nghiệm, giải thích một số nguyên nhân có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm
HIV và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm không có phản ứng hoặc có phản ứng.
6. Thỏa thuận với khách hàng về quyết định làm xét
nghiệm HIV. Trường hợp khách hàng đồng ý làm xét nghiệm HIV, đề nghị khách hàng
cung cấp thông tin cá nhân, đọc hiểu các nội dung trên Phiếu đồng ý xét nghiệm
HIV và khuyến khích ký Phiếu đồng ý làm xét nghiệm HIV theo quy định tại Phụ lục
1 ban hành kèm theo Hướng dẫn này để bảo đảm xác định khách hàng tự nguyện làm
xét nghiệm HIV và hiểu đúng nguy cơ làm sai lệch kết quả xét nghiệm HIV.
7. Giới thiệu các hình thức xét nghiệm để khách
hàng lựa chọn tự làm xét nghiệm hoặc cùng làm xét nghiệm với nhân viên tư vấn.
Điều 6. Nội dung thực hiện xét
nghiệm HIV
1. Xét nghiệm HIV do nhân viên phòng xét nghiệm hoặc
người không làm trong phòng xét nghiệm thực hiện
a) Giới thiệu kỹ thuật xét nghiệm. Hướng dẫn khách
hàng cùng phối hợp thực hiện xét nghiệm;
b) Cùng khách hàng kiểm tra hạn dùng và chất lượng
sinh phẩm;
c) Ghi mã số khách hàng vào sinh phẩm xét nghiệm, hỏi
lại họ tên và đối chiếu thông tin khách hàng ghi trên phiếu đồng ý làm xét nghiệm,
ghi thông tin khách hàng vào sổ quản lý tư vấn xét nghiệm HIV theo Phụ lục 2
ban hành kèm theo Hướng dẫn này;
d) Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm theo Hướng dẫn của
Nhà sản xuất sinh phẩm đang sử dụng hoặc theo Hướng dẫn quốc gia về xét nghiệm
HIV;
đ) Ghi kết quả vào Sổ quản lý tư vấn xét nghiệm.
Cùng khách hàng phiên giải kết quả xét nghiệm;
e) Thu gom và xử lý các vật dụng đã sử dụng.
2. Tự xét nghiệm HIV
a) Chọn loại sinh phẩm xét nghiệm HIV được phép lưu
hành tại Việt Nam;
b) Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Nhà sản xuất;
c) Yêu cầu trợ giúp của nhân viên xét nghiệm nếu cần;
d) Thực hiện việc xét nghiệm và thu gom vật dụng đã
sử dụng sau xét nghiệm theo hướng dẫn của Nhà sản xuất hoặc theo Hướng dẫn quốc
gia về xét nghiệm HIV;
đ) Kết quả xét nghiệm chỉ nhằm mục đích phân loại
ban đầu. Trường hợp xét nghiệm có phản ứng, người tự xét nghiệm cần đến cơ sở y
tế để làm xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV.
Điều 7. Tư vấn sau xét nghiệm
HIV
1. Tư vấn sau xét nghiệm cho khách hàng có kết quả
không phản ứng
a) Giải thích ý nghĩa kết quả xét nghiệm HIV, đặc
biệt nhấn mạnh về giai đoạn cửa sổ hoặc kết quả xét nghiệm không phản ứng do thực
hiện không đúng kỹ thuật xét nghiệm, hoặc trường hợp đã hoặc đang điều trị ARV;
b) Giải thích tầm quan trọng của việc xét nghiệm lại
trong một số trường hợp cụ thể;
c) Trao đổi các biện pháp dự phòng giảm nguy cơ lây
nhiễm HIV để duy trì tình trạng HIV âm tính;
d) Giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp về dự phòng lây
nhiễm HIV;
đ) Khuyến khích khách hàng giới thiệu người có hành
vi nguy cơ lây nhiễm HIV đi xét nghiệm HIV;
e) Chỉ cung cấp giấy kết quả xét nghiệm HIV bằng giấy
nếu kết quả xét nghiệm do nhân viên xét nghiệm thực hiện và khách hàng có nhu cầu;
g) Cung cấp thông tin về các cơ sở điều trị trên địa
bàn và lợi ích của điều trị ARV sớm.
2. Tư vấn sau xét nghiệm cho khách hàng có kết quả
xét nghiệm phản ứng
a) Giải thích và trao đổi về ý nghĩa của kết quả
xét nghiệm. Nhấn mạnh các trường hợp có thể cho kết quả xét nghiệm phản ứng giả;
b) Tư vấn hỗ trợ tâm lý;
c) Giải thích sự cần thiết và hỗ trợ kết nối đến cơ
sở y tế làm xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm HIV;
d) Trao đổi các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV;
đ) Hướng dẫn sử dụng phiếu chuyển gửi làm xét nghiệm
HIV tại cơ sở y tế theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
3. Tư vấn và hỗ trợ liên tục cho người có kết quả
xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV
a) Tư vấn hỗ trợ kết nối điều trị ARV cho người nhiễm
HIV chưa tham gia điều trị;
b) Tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị;
c) Tư vấn, hỗ trợ giới thiệu bạn tình, bạn chích
chung và những người có nguy cơ lây nhiễm HIV đi làm xét nghiệm HIV;
d) Tư vấn tính sẵn sàng hỗ trợ bệnh nhân để có thể
bảo đảm duy trì điều trị lâu dài và tư vấn hỗ trợ xử trí các vấn đề phát sinh
trong cuộc sống liên quan đến tình trạng nhiễm HIV của họ.
Điều 8. Hỗ trợ, kết nối xét
nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích chung của người nhiễm HIV
1. Nội dung tư vấn cho người nhiễm HIV tiết lộ tình
trạng nhiễm HIV và xác định hình thức hỗ trợ người nhiễm HIV tiết lộ tình trạng
nhiễm HIV và kết nối xét nghiệm HIV cho bạn
tình, bạn chích chung
a) Lợi ích của việc thông báo tình trạng nhiễm HIV
cho bạn tình, bạn chích;
b) Tầm quan trọng giúp bạn tình, bạn chích chung sớm
xét nghiệm để biết tình trạng HIV của bản thân;
c) Giới thiệu, hướng dẫn các hình thức và kỹ năng
thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích chung;
d) Cùng người nhiễm HIV lập danh sách những người
là bạn tình, bạn chích chung của họ;
đ) Thảo luận, lựa chọn cách thức thông báo tình trạng
nhiễm HIV cho từng bạn tình, bạn chích chung của người nhiễm HIV. Chú ý các yếu
tố bảo đảm an toàn cho cả người nhiễm HIV và bạn tình, bạn chích chung để chọn
hình thức phù hợp;
e) Hướng dẫn người nhiễm HIV ký xác nhận đồng ý để
nhân viên tư vấn thông báo tình trạng nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích chung của
họ theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Hướng dẫn này.
2. Thông báo tình trạng nhiễm và thực hiện xét nghiệm
HIV cho bạn tình, bạn chích chung của người nhiễm HIV
a) Trường hợp người nhiễm HIV tự thông báo tình trạng
nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích chung:
- Người nhiễm HIV tự tiếp cận và thông báo tình trạng
nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích chung. Tư vấn, hỗ trợ bạn tình, bạn chích đi
làm xét nghiệm HIV;
- Sau ngày thỏa thuận tự thông báo cho bạn tình, bạn
chích của người nhiễm HIV, nhân viên tư vấn liên hệ với người nhiễm HIV để biết
kết quả tự thông báo, hoặc tư vấn hỗ trợ các tình huống khó. Trường hợp người
nhiễm HIV không thể thực hiện được việc tự thông báo, nhân viên tư vấn thỏa thuận
lựa chọn hình thức thông báo khác.
b) Trường hợp người nhiễm HIV lựa chọn hình thức
nhân viên tư vấn cùng tiếp cận bạn tình, bạn chích chung của người nhiễm HIV:
- Xác định thời gian và địa điểm tiếp cận bạn tình,
bạn chích của người nhiễm HIV;
- Người nhiễm HIV hẹn thời gian và địa điểm để cùng
nhân viên tư vấn đi gặp bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV;
- Nhân viên tư vấn cùng người nhiễm HIV tư vấn bạn
tình, bạn chích chung của người nhiễm HIV: nhân viên tư vấn giới thiệu, làm
quen và giải thích mục đích cuộc hẹn; thông báo tình trạng nhiễm HIV của người
nhiễm, tư vấn, khuyến khích bạn tình, bạn chích chung xét nghiệm HIV.
c) Trường hợp người nhiễm HIV lựa chọn hình thức
nhân viên tư vấn thông báo cho bạn tình, bạn chích chung, không có sự tham gia
của người nhiễm HIV:
- Trường hợp người nhiễm HIV đồng ý tiết lộ danh
tính của họ
+ Nhân viên tư vấn liên lạc với bạn tình, bạn chích
của người nhiễm HIV và hẹn thời gian địa điểm hẹn gặp. Lưu ý, nhân viên tư vấn
chỉ thông báo cho họ biết có người bạn bị nhiễm HIV, không được chia sẻ ngay
thông tin cá nhân của người bị nhiễm HIV qua điện thoại;
+ Xác định địa điểm thuận lợi, bảo đảm tính riêng
tư và thời gian phù hợp với bạn tình, bạn chích chung của người nhiễm HIV để hẹn
gặp;
+ Nội dung tư vấn khi tiếp cận với bạn tình, bạn
chích chung của người nhiễm HIV thực hiện theo nội dung hướng dẫn tại tiết 3,
điểm b của khoản này.
- Trường hợp người nhiễm HIV không đồng ý tiết lộ
danh tính của họ: nhân viên tư vấn tiến hành tiếp cận với bạn tình, bạn chích của
người nhiễm HIV giống như tiếp cận các đối tượng nguy cơ cao khác và không
thông báo tình trạng nhiễm HIV của người nhiễm HIV.
Chương III
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG
TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV TẠI CỘNG ĐỒNG
Điều 9. Quảng bá dịch vụ tư vấn
xét nghiệm HIV tại cộng đồng
1. Quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng của
trung ương, địa phương.
2. Đăng tải thông tin trên tờ báo giấy, báo điện tử,
các trang mạng xã hội, các phần mềm ứng dụng dành cho các nhóm đối tượng khác
nhau.
3. Thông báo qua phương tiện phát thanh của tổ dân
phố, thôn, bản, nơi có triển khai hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
4. Phân phát các tờ rơi về tư vấn xét nghiệm tại cộng
đồng cho các đối tượng nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
5. Thông báo qua các buổi sinh hoạt cộng đồng, câu
lạc bộ.
6. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức thông báo đến
công nhân của khu công nghiệp, công trường xây dựng, công trình giao thông.
7. Trực tiếp thông báo cho các nhóm nguy cơ cao
thông qua những người có uy tín tại cộng đồng, nhân viên y tế thôn bản, nhân
viên tiếp cận cộng đồng.
Điều 10. Tổ chức tư vấn xét
nghiệm HIV do nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện
1. Lựa chọn địa bàn
a) Khu vực dân cư có nhiều người có nguy cơ bị lây
nhiễm HIV, địa bàn đi lại khó khăn;
b) Trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc,
trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Khu công nghiệp, công trường xây dựng, công
trình giao thông.
2. Đối tượng khuyến khích làm xét nghiệm HIV
a) Người sử dụng ma túy, hoặc có tiền sử sử dụng ma
túy;
b) Vợ/chồng, bạn tình, bạn chích chung của người
nghiện chích ma túy;
c) Vợ/chồng, con của người nhiễm HIV;
d) Người góa phụ có chồng bị tử vong liên quan đến
nghiện chích ma túy, hoặc do AIDS;
đ) Thanh thiếu niên sống ở khu vực có tỷ lệ nhiễm HIV
cao, có các hành vi tiêm chích chung ma túy hoặc hành vi nguy cơ cao khác;
e) Người bán dâm, người mua dâm;
g) Người có quan hệ tình dục đồng giới nam;
h) Người chuyển giới nữ.
3. Địa điểm thực hiện tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng:
tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn địa điểm thực hiện xét
nghiệm HIV lưu động, địa điểm thực hiện tư vấn xét nghiệm cần bảo đảm tính
riêng tư, đủ ánh sáng, không bị tác động bởi các yếu tố thời tiết.
4. Nội dung tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng: thực
hiện theo quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 và Điều 8 của Hướng dẫn này.
5. Kết nối xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV: nhân
viên xét nghiệm lấy máu, hoặc chuyển, giới thiệu khách hàng đến cơ sở y tế làm
xét nghiệm khẳng định HIV dương tính.
Điều 11. Tổ chức tư vấn xét
nghiệm HIV do nhân viên y tế thôn bản thực hiện
1. Lựa chọn địa bàn: khu vực dân cư có nhiều người
có nguy cơ bị lây nhiễm HIV, địa bàn đi lại khó khăn.
2. Đối tượng khuyến khích làm xét nghiệm HIV: các đối
tượng quy định tại Khoản 2, Điều 10 Hướng dẫn này.
3. Địa điểm thực hiện tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng:
Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn địa điểm thực hiện xét
nghiệm HIV, có thể thực hiện tại nhà nhân viên y tế thôn bản, nhà trưởng bản hoặc
nhà văn hóa thôn bản. Địa điểm thực hiện tư vấn xét nghiệm cần bảo đảm tính
riêng tư, đủ ánh sáng, tránh nơi quá ồn ào làm ảnh hưởng đến việc tư vấn, tránh
những nơi có luồng gió thổi làm bay các vật dụng xét nghiệm.
4. Nội dung tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng: thực
hiện theo quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 và Điều 8 của Hướng dẫn này.
5. Kết nối chuyển gửi người có kết quả xét nghiệm
phản ứng: nhân viên y tế thôn bản phối hợp với nhân viên y tế xã chuyển khách
hàng đến cơ sở y tế để lấy máu chuyển gửi Phòng xét nghiệm được phép khẳng định
HIV dương tính.
Điều 12. Tổ chức tư vấn xét
nghiệm HIV do nhân viên tiếp cận cộng đồng thực hiện
1. Lựa chọn địa bàn: Khu vực có nhiều người có nguy
cơ bị lây nhiễm HIV, khuyến khích lựa chọn các địa bàn có tỷ lệ người nhiễm HIV
biết tình trạng nhiễm HIV thấp.
2. Đối tượng khuyến khích làm xét nghiệm HIV: các đối
tượng quy định tại Khoản 2, Điều 10 của Hướng dẫn này.
3. Địa điểm thực hiện tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng:
tại nhà, văn phòng hoặc câu lạc bộ của nhân viên tiếp cận cộng đồng, khu vực tập
trung của người có hành vi nguy cơ cao hoặc các khu vực vui chơi, giải trí. Địa
điểm thực hiện tư vấn xét nghiệm cần bảo đảm tính riêng tư, đủ ánh sáng, tránh
nơi quá ồn ào làm ảnh hưởng đến việc tư vấn, tránh những nơi có luồng gió thổi
làm bay các vật dụng xét nghiệm.
4. Nội dung tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng: thực
hiện theo quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 và Điều 8 của Hướng dẫn này.
5. Kết nối chuyển gửi người có kết quả xét nghiệm
phản ứng: nhân viên tiếp cận cộng đồng chuyển gửi khách hàng đến cơ sở y tế để tư
vấn, lấy máu chuyển gửi đến Phòng xét nghiệm được phép khẳng định HIV dương
tính theo Hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương, hoặc theo Hướng dẫn của các
chương trình, dự án triển khai tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng
Điều 13. Tổ chức hình thức tự
xét nghiệm HIV
1. Quảng bá các loại sinh phẩm được phép lưu hành
và sử dụng để tự thực hiện xét nghiệm HIV bảo đảm chất lượng.
2. Tổ chức các điểm phân phát miễn phí hoặc bán
sinh phẩm tự xét nghiệm HIV và tài liệu hướng dẫn sử dụng.
3. Tổ chức tư vấn trước và sau xét nghiệm gián tiếp
thông qua các phương tiện thông tin bảo đảm
có tương tác với khách hàng hoặc trực tiếp thông qua các tổ chức cộng đồng.
4. Cung cấp các địa chỉ xét nghiệm chuyển tiếp cho
những người có kết quả phản ứng với sinh phẩm xét nghiệm.
5. Tổ chức hỗ trợ những người có kết quả xét nghiệm
khẳng định HIV dương tính đến cơ sở điều trị ARV.
Chương IV
BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TƯ VẤN
XÉT NGHIỆM HIV TẠI CỘNG ĐỒNG
Điều 14. Các hình thức giám
sát bảo đảm chất lượng tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng
1. Giám sát hỗ trợ kỹ thuật từ bên ngoài: Các nhân
viên tư vấn xét nghiệm HIV có kinh nghiệm từ các cơ sở y tế định kỳ triển khai
giám sát hỗ trợ kỹ thuật cho việc triển khai tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
Các nội dung giám sát bảo đảm chất lượng thực hiện theo nội dung quy định tại
Điều 15 của Hướng dẫn này.
2. Giám sát hỗ trợ kỹ thuật nội bộ: trưởng nhóm và
nhân viên tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng tự giám sát bảo đảm chất lượng
theo nội dung quy định tại Điều 15 của Hướng dẫn này.
Điều 15. Nội dung giám sát chất
lượng
1. Giám sát nâng cao chất lượng tư vấn của nhân
viên tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng
a) Đánh giá thái độ chuẩn mực của nhân viên tư vấn
xét nghiệm:
- Thể hiện tính tôn trọng với khách hàng;
- Không định kiến, bình đẳng với mọi khách hàng. Cư
xử tế nhị và có sự cảm thông với khách hàng;
- Thể hiện tạo niềm tin với khách hàng;
- Thể hiện được tính kiên nhẫn trong quá trình tư vấn.
b) Đánh giá, hỗ trợ nâng cao kỹ năng tư vấn
- Kỹ năng quan sát;
- Kỹ năng lắng nghe;
- Kỹ năng đặt câu hỏi;
- Kỹ năng tạo ra khoảng lặng;
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ không lời;
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản hồi;
- Kỹ năng động viên khích lệ.
c) Đánh giá, hỗ trợ
bảo đảm chất lượng nội dung tư vấn
- Thể hiện tính tự tin và nắm vững các kiến thức cần
thiết về tư vấn xét nghiệm HIV;
- Bảo đảm thực hiện đúng quy trình và nội dung tư vấn
quy định tại Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Hướng dẫn này;
- Tư vấn rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu;
- Hiểu đúng các nội dung cần tư vấn cho khách hàng;
2. Giám sát nâng cao chất lượng thực hiện xét nghiệm
HIV;
a) Đánh giá vị trí thực hiện xét nghiệm
- Bảo đảm đủ ánh sáng, tính riêng tư, không để gió
thổi bay các dụng cụ xét nghiệm HIV;
- Bàn thực hiện xét nghiệm phẳng, sạch, dễ lau
chùi, có đủ không gian để đặt các dụng cụ xét nghiệm.
b) Đánh giá về sự chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ xét
nghiệm
- Có đầy đủ vật dụng để thực hiện việc xét nghiệm:
+ Bộ sinh phẩm xét nghiệm HIV: còn hạn sử dụng và nằm
trong danh mục sinh phẩm được lưu hành;
+ Thiết bị đo thời gian có chuông báo thời gian;
+ Găng tay, bông, băng, cồn đối với sử dụng sinh phẩm
sử dụng lấy máu mao mạch đầu ngón tay;
+ Bảng hướng dẫn xét nghiệm: bảo đảm thiết kế dễ hiểu,
có hình ảnh minh họa, chia thành các bước để dễ quan sát thực hiện;
+ Hộp đựng các vật dụng xét nghiệm được loại bỏ sau
xét nghiệm HIV.
c) Đánh giá thực hành kỹ thuật xét nghiệm
- Thể hiện tính tự tin khi thực hiện xét nghiệm;
- Thực hiện đúng các bước theo quy định tại Điều 6
của Hướng dẫn này;
- Thực hiện xét nghiệm đúng thao tác, tuần tự theo
Hướng dẫn của Nhà sản xuất;
- Đánh giá tính thuần thục trong thực hành xét nghiệm;
- Ghi chép đúng kết quả vào sổ sách;
- Phiên giải kết quả đúng theo Hướng dẫn của nhà sản
xuất.
3. Giám sát quản lý sinh phẩm xét nghiệm HIV
a) Đánh giá về việc quản lý, bảo quản sinh phẩm
- Bảo quản sinh phẩm theo đúng hướng dẫn của Nhà sản
xuất;
- Có sổ theo dõi giao nhận, quản lý sinh phẩm, các
thông tin được ghi chép rõ ràng về thời gian giao nhận, hạn dùng, số lô sinh phẩm
và số lượng tồn.
b) Đánh giá chất lượng sinh phẩm
- Quan sát tính nguyên vẹn của sinh phẩm:
- Các dấu hiệu sinh phẩm còn bảo đảm chất lượng
theo hướng dẫn của Nhà sản xuất.
Chương V
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 16. Cục Phòng, chống
HIV/AIDS
1. Hướng dẫn triển khai thực hiện tư vấn xét nghiệm
HIV tại cộng đồng theo đúng quy định của Hướng dẫn này.
2. Xây dựng tài liệu tập huấn về tư vấn xét nghiệm
HIV tại cộng đồng trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức đào tạo tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV tại
cộng đồng cho đơn vị đầu mối phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh, thành phố.
4. Tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng
thực hiện tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
Điều 17. Viện Vệ sinh dịch tễ
Trung ương và các viện khu vực
1. Tham gia thực hiện kiểm soát chất lượng xét nghiệm
HIV tại cộng đồng.
2. Hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh, thành phố thực hiện
tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
Điều 18. Sở Y tế các tỉnh,
thành phố
1. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức triển khai
tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.
2. Hỗ trợ các
tổ chức cộng đồng phối hợp với các cơ sở y tế nhà nước trong việc chuyển gửi những
người có kết quả xét nghiệm phản ứng.
3. Giao cho đơn vị đầu mối triển khai hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đào tạo, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo, hỗ
trợ kỹ thuật, điều phối các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng trên
địa bàn tỉnh, thành phố.
Điều 19. Đơn vị đầu mối tuyến
tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS
1. Xác định địa bàn có nguy cơ cao về lây nhiễm HIV
để triển khai các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
2. Phối hợp với các cơ sở y tế các cấp để tập huấn
cho nhân viên y tế thôn bản, nhân viên tiếp cận cộng đồng về kiến thức, kỹ năng
tư vấn, kỹ năng xét nghiệm HIV.
3. Phối hợp với các cơ sở y tế các cấp hỗ trợ kỹ
thuật, cung cấp sinh phẩm, tài liệu, vật dụng các đơn vị, cá nhân tham gia triển
khai tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng theo các nội dung hoạt động của chương
trình, dự án hoặc các hợp tác khác giữa y tế nhà nước và các tổ chức cộng đồng.
4. Định kỳ sơ kết, tổng kết hoạt động tư vấn xét
nghiệm tại cộng đồng.
Điều 20. Cơ sở y tế tuyến thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện,
trạm y tế xã
1. Tổ chức thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng
đồng theo đúng hướng dẫn này.
2. Tham gia hỗ trợ kỹ thuật triển khai tư vấn xét
nghiệm tại cộng đồng.
3. Tiếp nhận chuyển gửi xét nghiệm sàng lọc HIV,
xét nghiệm khẳng định HIV do các tổ chức cộng đồng chuyển.
4. Hỗ trợ đăng ký điều trị ARV cho những người nhiễm
HIV được chuyển đến từ tổ chức, cá nhân triển khai tư vấn xét nghiệm tại cộng đồng.
Điều 21. Các tổ chức cộng đồng,
cá nhân tham gia hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng
1. Triển khai thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng
đồng theo đúng các nội dung của Hướng dẫn này.
2. Phối hợp với các cơ sở y tế để bảo đảm chất lượng
tư vấn xét nghiệm HIV tại cộng đồng và bảo đảm việc chuyển gửi thành công những
người xét nghiệm HIV tại cộng đồng có phản ứng.
3. Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê báo cáo theo
quy định tại Thông tư 03/2015/TT-BYT.
4. Bảo đảm thực hiện đúng các quy định khác của
pháp luật./.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐỒNG Ý XÉT NGHIỆM HIV
Họ và tên người được xét nghiệm:
Số điện thoại (nếu có):
Số CMND/CCCD hoặc giấy tờ tùy thân (nếu có):
Giới tính:
Năm sinh:
Nơi cư trú hiện tại:
Hộ khẩu thường trú (nếu khác với nơi cư trú hiện tại):
Sau khi được tư vấn đầy đủ, rõ ràng về nguy cơ lây
nhiễm HIV, lợi ích, kỹ thuật làm xét nghiệm HIV, tôi hiểu kết quả xét nghiệm
HIV tại cộng đồng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Chất lượng sinh phẩm xét nghiệm HIV.
2. Thực hiện đúng các kỹ thuật xét nghiệm HIV theo
Hướng dẫn của Nhà sản xuất.
3. Kết quả có thể không chính xác ở những người
đang điều trị ARV, người đang mắc một số bệnh viêm gan B, C hoặc lao.
4. Kết quả xét nghiệm HIV có phản ứng không có giá
trị trong chẩn đoán xác định nhiễm HIV, việc khẳng định nhiễm HIV phải thực hiện
tại cơ sở y tế.
Tôi hoàn toàn đồng ý, tự nguyện làm xét nghiệm HIV.
|
…………. , ngày………
tháng……… năm 20….
Khách hàng
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Tháng …. Năm 20…
1. Mỗi nhân viên tư vấn xét nghiệm HIV có một quyển
sổ quản lý tư vấn xét nghiệm HIV, nên thiết kế khổ A4 để thuận tiện cầm theo thực
hiện ghi chép tại cộng đồng, do đó thông tin của bệnh nhân nên thiết kế trên 2
mặt giấy A4. Trang bìa cuốn sổ có thiết kế ghi họ tên của nhân viên tư vấn cộng
đồng.
2. Mỗi tháng nhân viên tư vấn chốt sổ kết quả hoạt
động trong tháng, bao gồm:
Số khách hàng xét nghiệm tại cộng đồng, trong đó
phân chia theo giới (số nam, số nữ), nhóm tuổi (số người từ 15 tuổi trở lên, số
người dưới 15 tuổi), đối tượng (nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, người quan
hệ tình dục đồng giới nam, vợ, chồng người nhiễm HIV, con của người nhiễm HIV,
nhóm người khác, nếu nhóm người khác có nhiều người có kết quả xét nghiệm phản ứng,
cần ghi rõ) số khách hàng có kết quả xét nghiệm phản ứng, trong đó có phân chia
theo giới, nhóm tuổi và nhóm đối tượng.
3. Cách ghi chép
a) Cột số 3: Mã xét nghiệm tại cộng đồng. Cách ghi
mã: 2 chữ ký tự đầu tiên của người được xét nghiệm, 2 ký tự tiếp theo là 2 số
cuối của năm sinh, 2 ký tự tiếp theo là 2 ký tự đầu tên mẹ, 2 ký tự tiếp theo
là 2 chữ cái đầu tên huyện nơi quê quán của người được xét nghiệm (trường hợp
tên quận huyện chỉ có 1 số duy nhất ghi thêm số 0 trước số của quận, huyện). Nếu
không áp dụng cách ghi mã này, có thể áp dụng cách ghi khác bảo đảm xác suất
trùng lặp mã số ở 2 người khác nhau là thấp nhất.
b). Cột số 8: Ghi mã các đối tượng. Quy ước mã: (1)
Nghiện chích ma túy; (2) Phụ nữ bán dâm; (3) MSM; (4) Người chuyển giới nữ; (5)
Vợ/chồng người nhiễm HIV, (6) Con người nhiễm HIV; (7) Đối tượng khác;
c) Cột số 11: Ghi mã sinh phẩm (tự quy định mã sinh
phẩm).
d) Cột số 12: Vạch chứng, nếu vạch chứng có hiện màu
ghi “Có”, nếu không hiện màu ghi “Không”
đ) Cột số 13: Vạch kết quả, nếu hiện vạch kết quả
ghi “Có”, nếu không hiện vạch kết quả “Không”
e) Cột số 14: trường hợp có phản ứng ghi rõ bằng chữ
“Có phản ứng”, không có phản ứng ghi là “Không”
Điện thoại:………………………..……………………………………………………………..
Họ và tên:………………………………………………………………………….
Đã thực hiện xét nghiệm tại cộng đồng, cần chuyển đến
cơ sở y tế để làm xét nghiệm khẳng định.
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………..
Họ và tên người liên lạc:……………….……..……………………………………………..
Điện thoại cố định:……………………………………………………………………………..
Điện thoại di động:……………………………………………………………………………..
Sau khi được tư vấn về lợi ích thông báo tình trạng
nhiễm HIV cho bạn tình, bạn chích, Tôi đồng ý cung cấp danh sách bạn tình/bạn
chích dưới đây cho Ông/bà:…………………………………, nhân viên tư vấn xét nghiệm HIV để thực
hiện mời những người này làm xét nghiệm HIV, việc thông báo tình trạng nhiễm
HIV chỉ được thực hiện với những người được sự đồng ý của tôi theo hình thức mời
bạn tình, bạn chích tôi đã lựa chọn.