Có những loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia nào? Phạm vi quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với khu du lịch quốc gia?
Tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia gồm những loại hình nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 30/2022/NĐ-CP quy định về các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia như sau:
Các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia Các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia bao gồm:
- Đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ.
- Ban quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
- Doanh nghiệp đầu tư hình thành khu du lịch quốc gia.
Như vậy, các loại hình tổ chức quản lý của khu du lịch quốc gia bao gồm các đơn vị được quy định như trên.
Khu du lịch quốc gia: Các loại hình tổ chức quản lý khu du lịch quốc gia gồm những loại hình gì? Phạm vi quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ đối với khu du lịch quốc gia?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 30/2022/NĐ-CP thì đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ được quy định như sau:
- Đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia là tổ chức hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia tại khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.
- Đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia tại khoản này được thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia
+ Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia được quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;
+ Cơ cấu tổ chức của đơn vị quản lý khu du lịch quốc gia được quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, đối với các bộ và cơ quan ngang bộ thì phạm vi quản lý của bộ và cơ quan ngang bộ đối với việc quản lý khu di lịch quốc gia được quy định như trên.
Phạm vi quản lý của ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với ban quản lý khu du lịch quốc gia?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 30/2022/NĐ-CP về ban quản lý khu du lịch quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khu du lịch quốc gia lựa chọn và tổ chức thực hiện thành lập hoặc tổ chức lại Ban quản lý thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Thành lập mới hoặc tổ chức lại Ban quản lý là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quản lý khu du lịch quốc gia;
- Tổ chức lại Ban quản lý chuyên ngành là đơn vị sự nghiệp công lập thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quản lý khu du lịch quốc gia và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc tổ chức lại Ban quản lý theo quy định tại khoản 1 Điều này để quản lý phần diện tích khu du lịch quốc gia trên địa bàn của tỉnh trong trường hợp khu du lịch quốc gia nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên.
Ban quản lý khu du lịch quốc gia được thành lập hoặc tổ chức lại sau khi khu du lịch quốc gia được công nhận theo quy định tại Điều 28 Luật Du lịch.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao cho Ban quản lý khu du lịch quốc gia quản lý một hoặc nhiều khu du lịch trên địa bàn tỉnh.
Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu du lịch quốc gia thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể Ban quản lý khu du lịch quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại và giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, đối với ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phạm vi quản lý được quy định cụ thể như trên.
Nghị định 30/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng theo tuyến được miễn giấy phép xây dựng khi nào theo quy định của pháp luật?
- Ngân hàng liên doanh được tổ chức dưới hình thức nào? Thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Thờ cúng tổ tiên là gì? Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đâu? Thờ cúng tổ tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?