Có những biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ nào? Bộ Y tế hướng dẫn xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy như thế nào?

Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ là gì? Bộ Y tế hướng dẫn xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy như thế nào? - Câu hỏi của anh Thành (Hà Nam)

Có những biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ nào?

Theo quy định tại Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 về việc bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế và tại các đơn vị thuộc Bộ Y tế có trụ sở riêng như sau:

Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ gồm:

- Không sử dụng nguồn điện không đúng quy định và các chất dễ cháy, nổ tại trụ sở cơ quan, không sử dụng điện để làm việc riêng như: đun nấu, sắc thuốc, là quần áo...

- Không thắp hương, hút thuốc lá trong phòng làm việc, kho, phòng máy chủ và tiến hành các công việc phát sinh lửa, nguồn nhiệt gây chập, cháy, nổ trong khu vực làm việc.

- Không tự ý mắc, sử dụng điện tùy tiện: không sử dụng các ổ cắm điện tiếp xúc quá lỏng, phát sinh tia lửa; dùng thiết bị điện quá tải, dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm điện hoặc để các chất dễ cháy gần các thiết bị điện gây chập, cháy nổ.

- Hết giờ làm việc phải sắp xếp hồ sơ tài liệu, kiểm tra, tắt các thiết bị điện như máy điều hòa, máy vi tính, máy phô tô, đèn chiếu sáng; đối với các thiết bị cần duy trì điện liên tục, phải lắp hệ thống tự ngắt điện, để phòng xảy ra sự cố cháy, chập điện.

- Trường hợp dùng lửa, nhiệt, điện để hàn, lắp đặt các thiết bị phải có biện pháp PCCC và chỉ thực hiện khi có sự đồng ý của Văn phòng Bộ hoặc Thủ trưởng đơn vị (Lãnh đạo đơn vị thuộc Bộ Y tế có trụ sở riêng).

- Khách đến Trụ sở cơ quan phải tuân theo sự hướng dẫn của bảo vệ cơ quan; tuyệt đối chấp hành các quy định về công tác PCCC tại Trụ sở cơ quan.

- Đối với Trung tâm dữ liệu điện tử và các phòng máy chủ.

+ Phải được lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định.

+ Hạn chế tối đa việc sử dụng các ổ dây cắm rời, đặt trực tiếp trên sàn.

+ Các hệ dây truyền dẫn phải được đi trong các mảng, hộp đỡ đã được gắn, neo chắc chắn.

+ Không đi chung dây nguồn điện với dây truyền dẫn dữ liệu.

+ Các thiết bị tin học thu hồi, hư hỏng chờ sửa chữa nếu để tại khu vực này phải có giá, tủ, không được để trên sản, trên lối đi.

+ Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống điều hòa nhiệt độ.

- Đối với kho, thư viện.

+ Hàng hóa, tài liệu phải được xếp sắp gọn gàng, không để vật tự cản trở lối đi lại; các vật tư thuộc loại nguồn dễ gây tự cháy, nổ phải xếp đặt tại khu vực riêng tách rời với các vật tư dễ cháy khác.

+ Phải được lắp đặt hệ thống, thiết bị điện (hộp đèn, công tắc, ổ cắm, aptomat, ...) dùng ở kho trong hộp kín; Phải để hồ sơ, tài liệu, sách báo trên giá và cách đèn chiếu sáng từ 0,8m trở lên.

- Bếp ăn cơ quan: Phải có thiết bị van an toàn cho các bình gas, van điều áp phù hợp, có thiết bị cảnh báo hại gas trong khu vực sử dụng gas, đun nấu; Phải đóng thiết bị van an toàn hết ngày làm việc, tất các thiết bị tiêu thụ điện.

- Khu vực để xe máy, hầm Nhà B: Cán bộ công nhân viên chức và người lao động phải tự sắp xếp xe máy để tại khu vực nhà xe của cơ quan đúng theo quy định; tắt khóa điện của xe máy; không khóa cổ, khóa càng xe; không để rò rỉ xăng từ xe máy.

- Phải để phương tiện, dụng cụ chữa cháy nơi dễ thấy, dễ lấy, không được tự động tháo lắp, di chuyển các thiết bị PCCC hoặc sử dụng vào mục đích khác; thường xuyên kiểm tra an toàn điện để tránh các sự cố gây chập, cháy nổ do điện và phải biết vị trí cắt điện khu vực mình thường xuyên làm việc.

- Cấm để các vật cản ở hành lang, lối đi, cầu thang, thang máy, đặc biệt trên các đường thoát hiểm và xung quanh các bình chữa cháy.

- Bảo đảm các biện pháp an toàn phòng chống cháy, nổ khác theo quy định hiện hành của Pháp luật.

Biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ là gì? Bộ Y tế hướng dẫn xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy như thế nào?

Có những biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ nào? Bộ Y tế hướng dẫn xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy như thế nào? (hình từ Internet)

Bộ Y tế hướng dẫn xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy như thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn xử lý khi phát hiện xảy ra cháy và chữa cháy tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế và tại các đơn vị thuộc Bộ Y tế có trụ sở riêng như sau:

Khi phát hiện xảy ra cháy:

- Bằng mọi cách báo cháy ngay cho những người xung quanh biết và báo cho Ban chỉ huy, Đội PCCC và CNCH cơ sở, những người, đơn vị có liên quan đến công tác PCCC. (Hoặc liên hệ số điện thoại thường trực bảo vệ Trụ sở cơ quan Bộ Y tế: 024.6273.2199).

- Hướng dẫn mọi người thoát nạn: Hướng thoát cần tránh xa khu vực xảy ra cháy và tạo lỗi cho lực lượng phương tiện chữa cháy tiếp cận điểm cháy.

- Nhanh chóng cắt điện khu vực bị cháy.

- Sử dụng lực lượng phương tiện tại chỗ để dập cháy, chống cháy lan.

Đồng thời, Đội trưởng, Đội phó Đội PCCC và CNCH cơ sở thực hiện công việc sau:

- Phân công, cử người đón, chỉ dẫn xe chữa cháy; giám sát, bảo vệ hiện trường và cứu tài sản.

- Huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy khác (nếu có).

- Quyết định khu vực chữa cháy, biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật để chữa cháy.

Khi chữa cháy:

- Khi tham gia chữa cháy cá nhân, cán bộ, công chức làm việc tại Trụ sở cơ quan Bộ Y tế và tại các đơn vị thuộc Bộ Y tế có trụ sở riêng phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

- Nếu đám cháy ngoài trời phải đứng trước chiều gió. Nếu có từ hai đám cháy trở lên thì có thể ưu tiên dập đám cháy phía đầu gió.

Theo Bộ Y tế thì nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ưu tiên điều gì?

Theo quy định tại Điều 2 Quy chế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 về việc này như sau:

Nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
1. Trong hoạt động PCCC và CNCH, lấy phòng ngừa là chính.
2. Mọi hoạt động PCCC và CNCH, trước tiên phải được thực hiện bằng; phương án, phương tiện và lực lượng tại chỗ; luôn sẵn sàng trong các tình huống xảy ra cháy, sự cố, tai nạn và ưu tiên cho việc cứu người.
3. Khi thực hiện chữa cháy và CNCH, phải bảo đảm an toàn tuyệt đối với người, phương tiện; đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.

Theo đó, Bộ Y tế nêu rõ, trong hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, lấy phòng ngừa là chính đồng thời, khi thực hiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phải bảo đảm an toàn tuyệt đối với người, phương tiện; đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
13,842 lượt xem
Phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biện pháp phòng cháy và chữa cháy cơ bản cho chung cư
Pháp luật
Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy không chuyên trách được hưởng phụ cấp là bao nhiêu?
Pháp luật
Trường hợp nào cán bộ Công an cấp huyện thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ vào ngày hôm sau?
Pháp luật
Cá nhân không kiểm tra hệ thống phòng cháy và chữa cháy định kỳ sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Người lao động tham gia tập huấn phòng cháy và chữa cháy được nhận trợ cấp bồi dưỡng theo mức tiền lương thực nhận đúng không?
Pháp luật
Công ty tổ chức diễn tập phòng cháy và chữa cháy cho các nhân viên phải đảm bảo tuân thủ thực hiện những gì?
Pháp luật
Trong công tác phòng cháy và chữa cháy cho nhà, hệ thống báo cháy thì chữa cháy tự động phải được kiểm tra, bảo dưỡng bao nhiêu lần trong một năm?
Pháp luật
Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới là bao lâu?
Pháp luật
Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở không chuyên trách sẽ được hưởng các chế độ chính sách gì?
Pháp luật
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng được tiến hành thực hiện thế nào? Có quy định về hỗ trợ tiền cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng không?
Pháp luật
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy nào phải có tem kiểm định theo quy định của pháp luật? Tem kiểm định có những mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy và chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy và chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào