Có được xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào hay không? Hóa đơn đầu vào, đầu ra là gì?
Hóa đơn đầu vào, đầu ra là gì?
Về hóa đơn đầu vào:
Hiện hành, pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về hoá đơn đầu vào tuy nhiên có thể hiểu hóa đơn đầu vào là loại hóa đơn xuất hiện khi doanh nghiệp mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, sử dụng dịch vụ, nhằm phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.
Về hóa đơn đầu ra:
Hóa đơn đầu ra là hóa đơn do bên bán phát hành, thể hiện các nội dung gồm tên, số lượng, đơn giá, thành tiền của hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng, đối tác.
Hóa đơn đầu ra là hóa đơn bên bán phát hành cho bên mua, khi có giao dịch hàng hóa, cung cấp dịch vụ diễn ra.
Như vậy, có thể hiểu, khi doanh nghiệp là bên mua trong giao dịch, thì hóa đơn nhận được là hóa đơn đầu vào. Ngược lại, khi là bên bán, hóa đơn doanh nghiệp xuất cho bên mua là hóa đơn đầu ra.
Hóa đơn đầu vào dùng để ghi nhận các chi phí và hóa đơn đầu ra được dùng để tính doanh thu của doanh nghiệp.
Có được xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào không? Hóa đơn đầu vào, đầu ra là gì? (Hình từ Internet)
Có được xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào không?
Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các văn bản liên quan, các cơ sở kinh doanh không được xuất hóa đơn đầu ra khi không có hóa đơn đầu vào, đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hóa đơn.
Tức là bên bán phải tuân thủ thời điểm lập hóa đơn khi chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền).
Như vậy, việc bên bán không giao hóa đơn cho bên mua là hành vi vi phạm pháp luật về thời điểm lập hóa đơn tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
STT | Hoạt động | Thời điểm lập hóa đơn |
1 | Bán hàng hóa | Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. |
2 | Cung cấp dịch vụ | - Là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. - Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước/trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng) |
3 | Các trường hợp khác | Xem tại đây |
Ví dụ: Mua hàng ngày 01/6/2023 và bán, xuất hóa đơn cho khách hàng trong ngày trong khi bên bán chưa xuất hóa đơn đầu vào nhưng đã có hợp đồng mua hàng, biên bản giao hàng hóa, phiếu nhập kho...Đến tháng 7/2023 bên bán mới xuất hóa đơn đầu vào cho bên mua.
Lúc này bên bán sẽ bị xử phạt về hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Xuất hóa đơn đầu ra nhưng không có hóa đơn đầu vào bị phạt như thế nào?
Khi bên mua chứng minh được tại thời điểm mua hàng đã có biên bản bàn giao, phiếu nhập kho, hợp đồng mua hàng...và bên bán là bên vi phạm do không xuất hóa đơn cho bên mua. Do đó bên bán sẽ bị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hoá đơn theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
c) Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
...
Theo đó, tùy mức độ vi phạm, doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như sau:
STT | Hành vi | Mức phạt |
1 | Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ | Cảnh cáo |
2 | Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế | Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng |
3 | Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên) | Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng |
Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải đảm bảo điều gì?
- Mức tiền thưởng định kỳ 2025 theo Nghị Định 73 là bao nhiêu? Chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 ra sao?
- Quỹ tiền thưởng hằng năm theo Nghị định 73/2024 được tính như thế nào? Quy trình, thủ tục xét thưởng ra sao?
- Mức tiền thưởng Tết Dương lịch của viên chức, người lao động tại các doanh nghiệp là bao nhiêu?
- Tải về 2 mẫu biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu thông dụng? Hồ sơ, tài liệu là gì? Khi nào cần bàn giao hồ sơ, tài liệu?