Có được sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật không? Nếu không thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Có được sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật không?
- Hành vi sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật là bao lâu?
Có được sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 21 Điều 13 Luật Thú y 2015, quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
...
21. Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y để phòng bệnh, chữa bệnh động vật; sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc thú y cấm sử dụng, thuốc thú y hết hạn sử dụng, thuốc thú y chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều 15 của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi sử dụng thuốc thú y không rỏ nguồn gốc xuất xứ là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó không được sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Có được sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật không? Nếu không thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Hành vi sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt đối với cá nhân:
- Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định chung về phòng bệnh động vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm chẩn đoán bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
b) Không báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất hoặc nhân viên thú y cấp xã khi phát hiện và biết động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh truyền nhiễm.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kết quả xét nghiệm xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch và Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vận chuyển hoặc vứt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng ra môi trường;
b) Buôn bán con giống mắc bệnh truyền nhiễm.
7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây để phòng bệnh động vật:
a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng;
c) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y;
d) Sử dụng nguyên liệu thuốc y tế hoặc thuốc y tế.
...
Theo đó, cá nhân có hành vi sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật thì bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
- Mức phạt đối với tổ chức:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP, quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ trường hợp quy định tại các Điều 22, khoản 3 Điều 24, khoản 5 Điều 27, khoản 1 Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân”.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, tổ chức có hành vi sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật thì bị phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;”;
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì thời hiệu xử phạt vi phạm đối với hành vi sử dụng thuốc thú y không rõ nguồn gốc xuất xứ để phòng bệnh động vật là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 140 nhiệm vụ triển khai chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57? Toàn văn Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị?
- Người điều khiển xe gắn máy không có còi từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Mẫu giấy phản hồi thông tin chuyển tuyến người bệnh đột xuất? Hướng dẫn thủ tục chuyển tuyến mới nhất?
- Quỹ Hỗ trợ đầu tư do ai thành lập? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có tư cách pháp nhân không theo Nghị định 182?
- Cách tra cứu tờ khai thuế môn bài đã nộp? Hướng dẫn tra cứu tờ khai thuế môn bài trên Thuế điện tử?