Có được sử dụng kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức để liên thông đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên không?
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như sau:
- Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
- Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng không xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế của năm đó.
- Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên.
Theo đó, việc đánh giá xếp loại chất lượng công chức được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Đồng thời, kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức cũng sẽ được sử dụng liên thông để đánh giá xếp loại Đảng viên.
Có được sử dụng kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức để liên thông đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên không? (HÌnh từ Internet).
Hồ sơ, tài liệu đánh giá, chất lượng công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, bao gồm:
1. Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá;
2. Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;
3. Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có);
4. Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền;
5. Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (nếu có);
6. Các văn bản khác liên quan (nếu có).
Căn cứ Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với công chức
a) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
3. Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.
- Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng của Bộ (Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ) đơn vị gửi hồ sơ đánh giá về Bộ gồm:
+ Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng của cá nhân
+ Biên bản cuộc họp;
+ Nhận xét bằng văn bản của cấp ủy đảng cung cấp;
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
- Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền Bộ quản lý hồ sơ: hồ sơ bao gồm:
+ Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá;
+ Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;
+ Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có);
+ Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền;
+ Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (nếu có);
+ Các văn bản khác liên quan (nếu có).
Cụ thể tại Công văn 4926/LĐTBXH-TCCB năm 2022 cùa Bộ Lao động Thương Binh và xã hội gửi cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc hướng dẫn về đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức năm 2022 như sau:
2. Trên cơ sở đánh giá, xếp loại chất lượng, Thủ trưởng đơn vị báo cáo kết quả về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ), cụ thể như sau:
- Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng của Bộ (Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ) đơn vị gửi hồ sơ đánh giá về Bộ trước ngày 15/12/2022 để trình Lãnh đạo Bộ đánh giá và xếp loại chất lượng. Hồ sơ gồm: (1) Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng của cá nhân (tại mục III Ý kiến nhận xét, đánh giá của Thứ trưởng phụ trách đề nghị cá nhân để cách khoảng 15 dòng; mục IV Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng của Bộ trưởng, Vụ Tổ chức cán bộ sẽ hoàn thiện sau khi Bộ trưởng có ý kiến đánh giá, xếp loại chất lượng đối với từng Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ); (2) Biên bản cuộc họp; (3) Nhận xét bằng văn bản của cấp ủy đảng cung cấp; (4) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
- Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền Bộ quản lý hồ sơ: Đơn vị gửi Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng và tài liệu lưu hồ sơ theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) chậm nhất ngày 26/12/2022.
- Báo cáo công tác đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và Bảng tổng hợp kết quả (Biểu mẫu số 01, số 02 kèm theo) gửi về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) chậm nhất ngày 26/12/2022.
Mẫu báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức quy định như thế nào?
Mẫu báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức năm 2022:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xây dựng, công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử thuộc thẩm quyền của ai theo Nghị định 123?
- Thẩm quyền tính số lượng công chức cấp xã tăng thêm thuộc về ai? Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã?
- Từ 01/01/2025 lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ cần lưu ý gì? Trường hợp được cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ?
- Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại thì phải có trách nhiệm như thế nào?
- Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng dự án đầu tư công trình năng lượng một giai đoạn một túi hồ sơ và hai giai đoạn một túi hồ sơ?