Có được phép nhận nuôi con nuôi khi có án tích về tội cố ý xâm phạm tính mạng? Con nuôi thành niên có chấm dứt việc nuôi con nuôi?
Có được phép nhận nuôi con nuôi khi có án tích về tội cố ý xâm phạm tính mạng?
Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận nuôi như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Như vậy, theo như thông tin mà anh chia sẽ, anh là người có án tích về tội cố ý xâm phạm tính mạng. Trong trường hợp anh chưa được xóa án tích về tội này, anh sẽ không thể nhận nuôi con nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010. Trong trường hợp anh đã được xóa án tích về tội này thì anh có thể nhận nuôi con nuôi khi anh đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Con nuôi thành niên có chấm dứt việc nuôi con nuôi?
Theo Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:
Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi
Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;
2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;
3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;
4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp con nuôi anh đã thành niên và anh đồng ý chấm dứt việc nuôi con nuôi thì việc nuôi con nuôi chấm dứt. Trường hợp anh vẫn muốn tiếp tục việc nuôi con nuôi thì không chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Có được phép nhận nuôi con nuôi khi có án tích về tội cố ý xâm phạm tính mạng? (Hình từ Internet)
Con nuôi có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi?
Theo Điều 26 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi như sau:
Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi
1. Cha mẹ nuôi.
2. Con nuôi đã thành niên.
3. Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
4. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này:
a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;
b) Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, chỉ có con nuôi thành niên mới có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp con nuôi chưa thành niên thì không có quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi được quy định như thế nào?
Theo Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi như sau:
Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi
1. Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
3. Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục.
4. Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
5. Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi.
Như vậy, việc chấm dứt nuôi con nuôi có hệ quả như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích của chỉ giới đường đỏ trên bản đồ quy hoạch và thực địa là gì theo quy định pháp luật?
- Truy thăng quân hàm là gì? Liệt sĩ hy sinh trong diễn tập tác chiến phòng thủ quân khu có được truy thăng quân hàm?
- Mẫu biên bản hội nghị cử tri lấy ý kiến nhận xét về người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân?
- Trường hợp nào được hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất? Xử lý như nào khi người có đất thu hồi không bàn giao đất?
- Danh sách 12 chiến sĩ hy sinh khi diễn tập tại Quân khu 7 được cấp Bằng Tổ quốc ghi công gồm những ai?