Có được đặt in bao bì, nhãn dán chưa có giấy chứng nhận không? Quy định mới về trách nhiệm của cơ sở in?
Có cấm hành vi đặt in bao bì, nhãn dán khi chưa có giấy phép không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 60/2014/NĐ-CP có quy định:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Chế bản, in, gia công sau in hoặc photocopy sản phẩm in, giấy tờ khác có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai, gây hận thù, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
d) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
2. Cơ sở in, cơ sở dịch vụ photocopy hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động in, không đăng ký hoạt động, không khai báo hoạt động theo quy định của Nghị định này.
3. Lợi dụng hoạt động chế bản, in, gia công sau in, photocopy để tạo ra, phát tán trái phép sản phẩm in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều này; làm giả giấy tờ của cơ quan nhà nước; trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất hàng giả.
4. Chế bản, in, gia công sau in, photocopy vi phạm các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Sử dụng thiết bị in phục vụ nội bộ để tạo ra sản phẩm in nhằm mục đích kinh doanh.
6. Sản xuất, nhập khẩu thiết bị in trái quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các hành vi khác có liên quan bị cấm theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, việc cấm hành vi in bao bì, nhãn dán khi chưa có giấy phép chưa được quy định cụ thể.
Theo đó, hiện nay tại điểm c khoản 2 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP đã bổ sung quy định cấm hành vi in, đặt in bao bì, nhãn hàng hoá của các sản phẩm mà các sản phẩm này thuộc loại phải có giấy phép lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận chất lượng theo quy định của pháp luật nhưng không có các loại giấy tờ này.
Nghị định 72/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Có được đặt in bao bì, nhãn dán chưa có giấy chứng nhận không? Quy định mới về trách nhiệm của cơ sở in? (Hình từ Internet)
Định nghĩa sản phẩm in đã được sửa đổi như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 và khoản 1 Điều 3 Nghị định 72/2022/NĐ-CP), sản phẩm in được định nghĩa như sau:
Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
a) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
b) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
c) Tem chống giả;
d) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
e) Bao bì, nhãn hàng hóa;
g) Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ, sách, sổ, tài liệu hướng dẫn sử dụng, giới thiệu, quảng cáo thiết bị, công cụ sản xuất, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; áp-phích, tờ rời, tờ gấp không phải là xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản;
h) Các sản phẩm in khác.
Quy định mới về trách nhiệm của cơ sở in?
Căn cứ quy định tại Điều 15 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (khoản 5 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP), hiện nay cơ sở in được pháp luật quy định có 10 trách nhiệm trong quá trình hoạt động, bao gồm:
Trách nhiệm của cơ sở in
1. Đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này trong quá trình hoạt động.
2. Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động đã được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in xác nhận.
3. Chế bản, in, gia công sau in đúng với bản mẫu của sản phẩm in và đúng với số lượng in ghi trong hợp đồng in.
4. Cập nhật đầy đủ thông tin về việc nhận chế bản, in, gia công sau in vào “Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in” theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định.
5. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in trong 24 tháng, kể từ ngày ký hợp đồng in. Hồ sơ phải lưu giữ gồm có:
a) Bản chính hợp đồng chế bản, in, gia công sau in hoặc phiếu đặt in quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định này;
b) Bản thảo (bản mẫu) của sản phẩm đặt in đã được đóng dấu hoặc có chữ ký của tổ chức, cá nhân có sản phẩm đặt in được lưu giữ theo một trong các dạng: Bản thảo trên giấy thông thường; bản thảo in trên giấy can; bản thảo in trên phim; bản thảo điện tử là tệp tin được chứa trong đĩa CD, đĩa CD- ROM, USB, ổ cứng hoặc các thiết bị lưu trữ dữ liệu khác;
c) Giấy tờ liên quan đến sản phẩm đặt in quy định tại các Điều 17, 19, 20 và 22 Nghị định này;
d) Sổ ghi chép, quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in được ghi đầy đủ thông tin.
6. Xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở in, sản phẩm in và giải trình đầy đủ, trung thực theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền thi hành nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật.
7. Chấp hành việc báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động của cơ sở in, sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
8. Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ quản lý hoạt động in do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in tổ chức.
9. Báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in khi phát hiện sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in có nội dung vi phạm Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
10. Tuân thủ quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; người đứng đầu cơ sở in phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của cơ sở in và sản phẩm in.
Tuy nhiên, tại Nghị định 72/2022/NĐ-CP đã có quy định sửa đổi bổ sung về trách nhiệm của cơ sở in như sau:
Sửa đổi, bổ sung khoản 3 nêu trên thành: "In và gia công sau in không vượt quá số lượng thành phẩm ghi trong hợp đồng", căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP.
Đồng thời bổ sung quy định của bên đặt in là cung cấp đầy đủ giấy tờ liên quan đến sản phẩm đặt in theo quy định tại Nghị định này, căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, quy định mới cũng đã bãi bỏ quy định trách nhiệm phải cập nhật đầy đủ thông tin về việc nhận chế bản, in, gia công sau in vào “Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in” theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định, căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2022/NĐ-CP.
Nghị định 72/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?