Có được cộng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 1/1/2024 khi đổi sang thời gian thực hành theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 mới không?

Tôi muốn hỏi có được cộng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 1/1/2024 khi đổi sang thực hành theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 không? - Câu hỏi của chị L.T (Huế).

Có được cộng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 1/1/2024 khi đổi sang thời gian thực hành theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 mới không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 143 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Quy định chuyển tiếp đối với việc thực hành, chứng chỉ hành nghề và chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đã được cấp theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12
1. Người đã bắt đầu thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 nhưng chưa hoàn thành việc thực hành được lựa chọn thực hành theo một trong các quy định sau đây:
a) Tiếp tục thực hành theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12. Kết quả thực hành được sử dụng để đề nghị cấp giấy phép hành nghề, trong đó phạm vi hành nghề thực hiện theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12;
b) Thực hành theo quy định tại Nghị định này.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 129 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện về thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp mới giấy phép hành nghề
....
5. Người bắt đầu thực hành từ trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 được:
a) Áp dụng thời gian thực hành theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;
b) Tính thời gian đã thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 để tính tổng thời gian thực hành nhưng phải bảo đảm đạt thời gian thực hành theo quy định tại Điều 3 Nghị định này trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Theo đó, người đã bắt đầu thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 nhưng chưa hoàn thành việc thực hành được lựa chọn thực hành theo 2 phương án

- Phương án 1: Tiếp tục thực hành theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 và các văn bản hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009

- Phương án 2: Thực hành theo quy định tại Nghị định 96/2023/NĐ-CP

Đồng thời, tại điều kiện về thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp mới giấy phép hành nghề cũng có để cập đến như sau:

Người bắt đầu thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 được:

Áp dụng thời gian thực hành cụ thể:

(1) Chức danh bác sĩ

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:

- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;

- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.

(2) Chức danh y sỹ

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:

- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;

- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.

(3) Chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:

- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;

- Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.

(4) Chức danh dinh dưỡng lâm sàng

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.

(5) Chức danh cấp cứu viên ngoại viện

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:

+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;

+ Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.

(6) Chức danh tâm lý lâm sàng

Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.

Đồng thời được tính thời gian đã thực hành trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 để tính tổng thời gian thực hành nhưng phải bảo đảm đạt thời gian thực hành trên trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Như vậy, được cộng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 1/1/2024 khi đổi sang thời gian thực hành theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 mới, tuy nhiên phải bảo đảm đạt thời gian thực hành trên trước ngày 31 tháng 12 năm 2024.

Bên cạnh đó cần phải thỏa thuận với cơ sở thực hành để thống nhất thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh.

Có được cộng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 1/1/2024 khi đổi sang thời gian thực hành theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 mới không?

Có được cộng thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 1/1/2024 khi đổi sang thời gian thực hành theo Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 mới không? (Hình từ Internet)

Những văn bằng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1/1/2024?

Căn cứ theo quy định tại Điều 127 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ những văn bằng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1/1/2024 như sau:

(1) Đối với các chức danh bác sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y (trừ chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học), dinh dưỡng lâm sàng (trừ chức danh dinh dưỡng lâm sàng với phạm vi hành nghề cơ bản), cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng:

- Văn bằng để xem xét cấp giấy phép hành nghề thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 96/2023/NĐ-CP

- Văn bằng bác sỹ nội trú theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định 96/2023/NĐ-CP

- Văn bằng chuyên khoa cấp I theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Nghị định 96/2023/NĐ-CP

- Văn bằng chuyên khoa cấp II theo quy định tại khoản 1 Điều 128Nghị định 96/2023/NĐ-CP;

- Văn bằng thạc sỹ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh;

- Văn bằng tiến sỹ trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.

(2) Đối với chức danh y sỹ:

Chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề đa khoa:

- Văn bằng trung cấp y sỹ, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp y sỹ. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027;

- Văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng y sỹ đa khoa;

- Văn bằng cử nhân y khoa do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học.

Chức danh y sỹ với phạm vi hành nghề y học cổ truyền:

- Văn bằng trung cấp y sỹ y học cổ truyền hoặc trung cấp y học cổ truyền, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp y sỹ y học cổ truyền. Các văn bằng này phải được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2027;

- Văn bằng cao đẳng y sỹ y học cổ truyền hoặc cao đẳng y học cổ truyền bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng y sỹ y học cổ truyền hoặc cao đẳng y học cổ truyền.

(3). Đối với chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học:

- Văn bằng trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng trung cấp kỹ thuật xét nghiệm y học;

- Văn bằng cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng kỹ thuật xét nghiệm y học;

- Văn bằng cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân kỹ thuật xét nghiệm y học;

- Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học (bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ đại học) và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo tối thiểu 03 tháng do cơ sở đào tạo về kỹ thuật xét nghiệm y học cấp hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm.

(4) Đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng với phạm vi hành nghề dinh dưỡng lâm sàng:

- Văn bằng cao đẳng dinh dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận tương đương văn bằng cao đẳng dinh dưỡng;

- Văn bằng cử nhân dinh dưỡng, bao gồm văn bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ cử nhân dinh dưỡng;

- Văn bằng bác sỹ quy định tại khoản 1 Điều 127 Nghị định 96/2023/NĐ-CP và có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa cơ bản về dinh dưỡng.

Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

- Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thực hiện kịp thời và tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật.

- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

- Bình đẳng, công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chi phí làm thêm giờ của nhân viên y tế có được tính vào chi phí tiền lương trong giá khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Công văn 722/YDCT-QLHN về thanh tra, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh và quảng cáo trong lĩnh vực y dược cổ truyền?
Pháp luật
Phụ lục II: Danh mục bệnh hiếm bệnh hiểm nghèo được khám chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh cấp cơ bản theo Thông tư 01?
Pháp luật
Giáo viên đang trong thời gian đi khám bệnh chữa bệnh thì có được giảm định mức tiết dạy hay không?
Pháp luật
Bộ Y tế yêu cầu khám theo khung giờ giảm thời gian chờ đợi, tránh quá tải, giảm nguy cơ xung đột ra sao?
Pháp luật
Bệnh viêm não là bệnh gì? Việc chẩn đoán bệnh viêm não hiện nay được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Yêu cầu lắp đặt camera tại Khoa Khám bệnh, Khoa Cấp cứu theo Công văn 2808 ra sao? Tải về Công văn 2808?
Pháp luật
Sứa lửa có độc không? Bị sứa lửa cắn phải làm sao? Hình ảnh sứa lửa? Hình ảnh bị sứa lửa cắn?
Pháp luật
Thông báo 176-TB/VPTW 2025 về miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn 2030 – 2035 theo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm thế nào?
Pháp luật
Người nhà bệnh nhân đánh đập bác sĩ, nhân viên y tế bị xử phạt thế nào? Bác sĩ, nhân viên y tế có quyền gì khi bị người nhà bệnh nhân đánh?
Pháp luật
Bệnh than là gì? Bệnh than lây truyền qua những đường nào? Biện pháp phòng bệnh chung đối với người mắc bệnh than thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
3,098 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào