Có được cấp chứng chỉ hành nghề với bác sĩ đi học nước ngoài đã có thêm 18 tháng đào tạo bổ sung không?
- Đã có bằng cử nhân y khoa nước ngoài cấp thì khi cấp chứng chỉ hành nghề có cần chứng nhận đào tạo bổ sung không?
- Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như thế nào?
- Có được cấp chứng chỉ hành nghề với bác sĩ đi học nước ngoài đã có thêm 18 tháng đào tạo không?
Đã có bằng cử nhân y khoa nước ngoài cấp thì khi cấp chứng chỉ hành nghề có cần chứng nhận đào tạo bổ sung không?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
...
2. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề, cụ thể như sau:
a) Văn bằng chuyên môn y;
b) Văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ;
c) Văn bằng cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học và phải kèm theo chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học về xét nghiệm với thời gian đào tạo ít nhất là 3 tháng hoặc văn bằng đào tạo sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm;
d) Giấy chứng nhận là lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc người có phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
Trường hợp mất các văn bằng chuyên môn trên thì phải có giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bản sao hợp lệ giấy chứng nhận thay thế bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo nơi đã cấp văn bằng chuyên môn đó cấp.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp thì được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tương đương trình độ đại học nhưng khi đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề phải kèm theo giấy chứng nhận đã qua đào tạo bổ sung theo ngành, chuyên ngành phù hợp với thời gian đào tạo ít nhất là 12 tháng tại cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam thì mới được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ và được cấp chứng chỉ hành nghề với chức danh là bác sỹ.
Có được cấp chứng chỉ hành nghề với bác sĩ đi học nước ngoài đã có thêm 18 tháng đào tạo bổ sung không? (Hình từ internet)
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định:
Khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung
1. Đối với ngành Y khoa:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 48 tín chỉ tương ứng với 18 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi: 32 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức chuyên khoa hệ nội: 05 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức chuyên khoa hệ ngoại: 05 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức y học dự phòng và y tế công cộng: 06 tín chỉ.
2. Đối với ngành Răng Hàm Mặt:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức Nha khoa cơ sở: 06 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức Nha khoa phục hồi: 15 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức Nha khoa dự phòng: 10 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức Bệnh lý và phẫu thuật Miệng - Hàm mặt: 09 tín chỉ.
e) Khối lượng kiến thức tự chọn thuộc lĩnh vực chuyên ngành Răng Hàm Mặt: 10 tín chỉ
3. Đối với ngành Y học cổ truyền:
Khối lượng kiến thức tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung là 40 tín chỉ tương ứng với 12 tháng học tập trung, trong đó:
a) Khối lượng kiến thức về Điều dưỡng: 02 tín chỉ;
b) Khối lượng kiến thức về thực hành tiền lâm sàng: 03 tín chỉ;
c) Khối lượng kiến thức chuyên ngành thuộc lĩnh vực Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Hồi sức cấp cứu, Phục hồi chức năng: 28 tín chỉ;
d) Khối lượng kiến thức chuyên ngành về Y học cổ truyền: 07 tín chỉ.
4. Trên cơ sở khối lượng kiến thức, thời gian tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp kèm theo bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo bổ sung theo từng ngành phù hợp với đối tượng đào tạo để có đủ năng lực tương đương bác sỹ của ngành đào tạo tương ứng. Chương trình đào tạo bổ sung phải bảo đảm số tín chỉ về đào tạo thực hành lâm sàng tối thiểu 70% của tổng khối lượng kiến thức chương trình đào tạo.
Như vậy, khối lượng kiến thức, thời gian và nội dung đào tạo bổ sung đối với ngành y khoa được thực hiện theo quy định trên. Trong đó, về thời gian đào tạo được quy đổi theo số lượng tín chỉ là 18 tháng học tập trung.
Tuy nhiên, tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP có quy định thời gian thời gian đào tạo bổ sung đối với người có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp ít nhất là 12 tháng.
Mặt khác, dựa vào cơ sở khối lượng kiến thức, thời gian tối thiểu và nội dung đào tạo bổ sung chương trình đào tạo cử nhân y khoa do nước ngoài cấp kèm theo bảng điểm của người có nhu cầu đào tạo bổ sung, Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng, phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo bổ sung phù hợp với đối tượng đào tạo để có đủ năng lực tương đương bác sỹ của ngành đào tạo tương ứng.
Chương trình đào tạo bổ sung phải bảo đảm số tín chỉ về đào tạo thực hành lâm sàng tối thiểu 70% của tổng khối lượng kiến thức chương trình đào tạo.
Do đó, thời gian đào tạo bổ sung đối với người có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp ít nhất là 12 tháng.
Có được cấp chứng chỉ hành nghề với bác sĩ đi học nước ngoài đã có thêm 18 tháng đào tạo không?
Căn cứ tại Điều 1 Thông tư 42/2018/TT-BYT quy định về đào tạo bổ sung đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp:
- Thông tư này quy định về cơ sở, đối tượng, nội dung, thời gian đào tạo bổ sung và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung để được coi là tương đương với văn bằng bác sĩ và được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với chức danh là bác sĩ theo ngành đào tạo đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp.
Như vậy, để được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp, thì người này phải có đủ điều kiện về đào tạo bổ sung theo quy định tại Thông tư 42/2018/TT-BYT.
Có nghĩa là bác sĩ đi học nước ngoài đã có thêm 18 tháng đào tạo sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?