Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay đổi như thế nào từ ngày 15/01/2023?
Cơ cấu tổ chức hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo Nghị định 15/2017/NĐ-CP?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 15/2017/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định hiện hành như sau:
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Quản lý doanh nghiệp.
8. Văn phòng Bộ.
9. Thanh tra Bộ.
10. Cục Trồng trọt
11. Cục Bảo vệ thực vật.
12. Cục Chăn nuôi.
13. Cục Thú y.
14. Cục Quản lý xây dựng công trình.
15. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
16. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
17. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản.
18. Tổng cục Lâm nghiệp.
19. Tổng cục Thủy sản.
20. Tổng cục Thủy lợi.
21. Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
23. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I.
24. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
25. Trung tâm Tin học và Thống kê.
26. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
27. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay đổi như thế nào từ ngày 15/01/2023? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo theo quy định mới nhất?
Theo Điều 3 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức theo quy định mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Văn phòng Bộ.
8. Thanh tra Bộ.
9. Cục Trồng trọt.
10. Cục Bảo vệ thực vật.
11. Cục Chăn nuôi.
12. Cục Thú y.
13. Cục Quản lý xây dựng công trình.
14. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
15. Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.
16. Cục Thủy lợi.
17. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai.
18. Cục Lâm nghiệp.
19. Cục Kiểm lâm.
20. Cục Thủy sản.
21. Cục Kiểm ngư.
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
23. Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
24. Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn.
25. Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.
26. Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
27. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
28. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, theo quy định mới thì cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng số lượng lên thêm 01 cơ quan. Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nhiều sự thay đổi về tên và các cơ quan.
Cụ thể, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bỏ 9 cơ quan là Vụ Quản lý doanh nghiệp, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
Thay vào đó, thêm 10 cơ quan như sau: Cục Thủy lợi, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Trung tâm Tin học và Thống kê, Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
Điều khoản chuyển tiếp về cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về chuyển giao quyền, hoạt động của các cơ quan bị bỏ và được thêm mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, Trung tâm Tin học và Thống kê, Trung tâm khuyến nông quốc gia tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị quy định tại các khoản: 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25 và 26 Điều 3 được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành có hiệu lực thi hành.
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản;
- Cục Thủy lợi bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Thủy lợi;
- Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Phòng, chống thiên tai;
- Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Thủy sản;
- Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm bảo đảm kế thừa nhiệm vụ quyền hạn của Tổng cục Lâm nghiệp theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi có quyết định kiện toàn, sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền.
Nghị định 105/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu biên bản phiên tòa hình sự giám đốc thẩm?
- Thành viên sáng lập quỹ tín dụng nhân dân là cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì? Thành viên sáng lập có nghĩa vụ như thế nào?
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?