Có các hoạt động ngành nghề nông thôn nào? Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gồm có những gì?

Có các hoạt động ngành nghề nông thôn nào? Hồ sơ đề nghị nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gồm có những gì? Câu hỏi của bạn Hoàng ở Bình Dương.

Có các hoạt động ngành nghề nông thôn nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP, quy định về các hoạt động ngành nghề nông thôn như sau:

Các hoạt động ngành nghề nông thôn
Các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
4. Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.
5. Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
6. Sản xuất muối.
7. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì các hoạt động ngành nghề nông thôn bao gồm:

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

- Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.

- Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.

- Sản xuất muối.

- Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Có các hoạt động ngành nghề nông thôn nào? Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gồm có những gì? (Hình từ internet)

Hồ sơ, đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gồm có những gì?

Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống:

- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị nghề truyền thống gồm có:

+ Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.

+ Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.

+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề:

- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề gồm có:

+ Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.

+ Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.

+ Văn bản bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.

Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống:

- Căn cứ tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống gồm có:

+ Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại hồ sơ công nhận nghề truyền thống và hồ sơ công nhận làng nghề.

+ Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống

+ Trường hợp chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề.

Ngành nghề phát triển nông thôn được hỗ trợ phát triển như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 52/2018/NĐ-CP, ngành nghề phát triển nông thôn được hỗ trợ như sau:

- Đối với dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách trung ương:

+ Đối tượng hỗ trợ xây dựng dự án: Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại địa phương.

+ Nội dung chi hỗ trợ dự án: Mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án; tập huấn cho người tham gia dự án, tổng kết dự án; quản lý dự án.

+ Nguyên tắc ưu tiên:

++ Dự án chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với công nghệ tiên tiến và thiết bị đồng bộ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường;

++ Dự án thuộc chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề; dự án phát triển hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu;

++ Dự án sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn; dự án sản xuất, chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; dự án sản xuất, chế biến muối sạch; dự án phát triển sinh vật cảnh;

++ Dự án làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; Dự án sản xuất các sản phẩm từ phế, phụ phẩm nông nghiệp.

+ Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

+ Kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ:

++ Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở các tỉnh, thành phố khảo sát, lập dự án gửi cơ quan quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan để xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm.

++ Cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan ở trung ương được giao kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án phát triển ngành nghề nông thôn phê duyệt kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ Dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông, khuyến công và ngân sách của địa phương.

- Đối với dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách địa phương thực hiện theo quy định của dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách trung ương và các quy định khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

- Đối với nội dung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách trung ương: Thông tin, tuyên truyền; bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; khảo sát, học tập kinh nghiệm các nước có liên quan; tư vấn và dịch vụ thực hiện theo hướng dẫn cơ chế tài chính của các chương trình khuyến nông, khuyến công, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và chương trình, dự án có liên quan khác.

Lưu ý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các nội dung, hình thức, định mức hỗ trợ khác ngoài các nội dung quy định tại Điều 12 Nghị định 52/2018/NĐ-CP phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật hiện hành.

Ngành nghề nông thôn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn có được được tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất hay không?
Pháp luật
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có phải là ngành nghề nông thôn hay không theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất gốm sứ tham gia các hoạt động hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào?
Pháp luật
Sản xuất đồ gỗ có được xem là ngành nghề nông thôn không? Dự án phát triển sản xuất đồ gỗ được hỗ trợ từ ngân sách trung ương như thế nào?
Pháp luật
Mục tiêu, định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như thế nào?
Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ xây dựng, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn gắn với hoạt động du lịch từ tháng 06/2022?
Pháp luật
Có các hoạt động ngành nghề nông thôn nào? Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gồm có những gì?
Pháp luật
Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại được hưởng mức hỗ trợ ngân sách nhà nước như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành nghề nông thôn
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
3,284 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành nghề nông thôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành nghề nông thôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào