Có bao nhiêu chức danh nghề nghiệp thuyền viên cảng vụ hàng hải? Tiêu chuẩn bổ nhiệm thuyền viên cảng vụ hàng hải là gì?
Thuyền viên cảng vụ hàng hải gồm những ai?
Thông tư 40/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng hải của Bộ Giao thông vận tải ngày 30/12/2022.
Các chức danh nghề nghiệp thuộc nhóm Thuyền viên cảng vụ hàng hải được xác định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT bao gồm::
- Thuyền trưởng;
- Máy trưởng;
- Đại phó;
- Sỹ quan Boong;
- Sỹ quan Máy;
- Thủy thủ;
- Thợ máy.
Theo đó, mã số chức danh nghề nghiệp của nhóm Thuyền viên cảng vụ hàng hải như sau:
Chức danh | Mã số chức danh |
Thuyền trưởng | V.12.44.01 |
Máy trưởng | V.12.44.02 |
Đại phó | V.12.44.03 |
Sỹ quan Boong | V.12.44.04 |
Sỹ quan Máy | V.12.44.05 |
Thủy thủ | V.12.44.06 |
Thợ máy | V.12.44.07 |
Việc bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc nhóm Thuyền viên cảng vụ hàng hải sẽ căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách chuyên môn, nghiệp vụ đang đảm nhận và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư 40/2022/TT-BGTVT.
Ngoài ra, theo Điều 3 Thông tư 20/2012/TT-BGTVT, khi làm nhiệm vụ, thuyền viên Cảng vụ hàng hải được cấp trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu phù hợp để sử dụng. Thuyền viên Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu được cấp. Trường hợp để mất, hư hỏng phải báo cáo ngay bằng văn bản gửi Giám đốc Cảng vụ hàng hải xem xét, giải quyết.
Thuyền viên Cảng vụ hàng hải khi chuyển công tác, nghỉ chế độ, xin thôi việc, bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc thay đổi vị trí công tác phải nộp lại toàn bộ phù hiệu, cấp hiệu và biển hiệu đã được cấp.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thuyền viên cảng vụ hàng hải ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT, khoản 2 Điều 10 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT và khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT, việc bổ nhiệm Thuyền viên cảng vụ hàng hải được thực hiện dựa trên 03 tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm | Nội dung |
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp | - Chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao; thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp. - Có ý thức trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nghề nghiệp; - Không lạm dụng vị trí công tác, nhiệm vụ được phân công để trục lợi; - Đoàn kết, sáng tạo, tự nâng cao trình độ, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi kiến thức mới; - Có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác; - Tích cực tham gia nghiên cứu đề tài khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ. |
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng | - Có trình độ đào tạo và giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ phù hợp với chức danh, loại phương tiện theo quy định; - Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành cảng vụ hàng hải. |
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ | - Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của quốc tế liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao; chế độ viên chức và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực được giao; - Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng hoạt động trong lĩnh vực giao thông hàng hải; am hiểu, biết rõ đặc điểm phương tiện; nắm vững quy trình nghiệp vụ về quản lý, vận hành, khai thác phương tiện thủy; - Có khả năng phân tích, tổng hợp, xử lý tình huống, giao tiếp, phối hợp hoạt động, làm việc độc lập và làm việc nhóm. |
Như vậy, để được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp Thuyền viên cảng vụ hàng hải đòi hỏi phải đáp ứng 03 tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo và năng lực chuyên môn như trên.
Có bao nhiêu chức danh nghề nghiệp thuyền viên cảng vụ hàng hải? Tiêu chuẩn bổ nhiệm thuyền viên cảng vụ hàng hải là gì?
Nhiệm vụ chính của Thuyền viên cảng vụ hàng hải là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2022/TT-BGTVT, chức danh nghề nghiệp Thuyền viên cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên làm việc trên phương tiện thủy theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Quản lý, khai thác phương tiện thủy theo quy định của pháp luật;
- Đảm bảo phương tiện thủy có đủ các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, thuyền viên và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho phương tiện và người ở trên tàu trước và trong khi tàu đang hành trình;
- Thường trực, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu;
- Phối hợp, hỗ trợ các chức danh nghề nghiệp khác của Cảng vụ hàng hải trong việc triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định tại cảng biển và khu vực quản lý được giao.
Thông tư 40/2022/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?