Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục là gì?
- Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi trẻ em tham gia vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có quyền lợi như thế nào?
- Trách nhiệm của hướng dẫn viên, điều phối viên, tình nguyện viên, người phụ trách trẻ em, giảng viên tham gia hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục như thế nào?
Hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH định nghĩa hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục như sau:
Hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục là hoạt động do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức dành cho trẻ em nhằm bổ sung kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách, sức khỏe, kỹ năng sống, trải nghiệm thực tế mà trẻ em tham gia không có sự chăm sóc, quản lý trực tiếp của cha, mẹ, thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em và cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục.
Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục phải đáp ứng yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH quy định chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục phải tuân thủ pháp luật về trẻ em; phù hợp với năng lực, độ tuổi của trẻ em; bảo đảm an toàn, lành mạnh, thân thiện và không ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.
- Chương trình, nội dung hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục bao gồm các hợp phần sau: học tập kiến thức; học tập kỹ năng; hoạt động bổ trợ, vui chơi giải trí.
- Chương trình, nội dung hoạt động của mỗi hợp phần quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Mục đích, yêu cầu.
+ Thời gian, thời lượng, địa điểm.
+ Đối tượng, số lượng trẻ em tham gia.
+ Hình thức tổ chức.
+ Kinh phí.
+ Phân công thực hiện.
Trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi trẻ em tham gia vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có quyền lợi như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH quy định trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em khi trẻ em tham gia vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục có quyền lợi như sau:
- Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến, nguyện vọng khi tham gia vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục. Việc lấy ý kiến của trẻ em phải phù hợp với độ tuổi, sức khỏe, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em.
+ Trường hợp trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên thì cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục phải có trách nhiệm lấy ý kiến của trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH.
+ Trường hợp trẻ em dưới 07 tuổi thì cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có quyền thay mặt trẻ em để trẻ em tham gia hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục. Việc lấy ý kiến của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em được thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH.
- Trẻ em có quyền tham gia hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục trong trường hợp cơ sở, địa điểm mà trẻ em tham gia bảo đảm: an toàn, thân thiện, phù hợp với lứa tuổi, giới tính của trẻ em; phòng nghỉ, khu vực vệ sinh cá nhân phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em trong đó có trẻ em khuyết tật; bảo đảm dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ em.
- Trẻ em có quyền hủy bỏ việc tham gia nếu trẻ em thấy hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục không đáp ứng hoặc không phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của trẻ em. Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm tôn trọng ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
Trách nhiệm của hướng dẫn viên, điều phối viên, tình nguyện viên, người phụ trách trẻ em, giảng viên tham gia hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH quy định trách nhiệm của hướng dẫn viên, điều phối viên, tình nguyện viên, người phụ trách trẻ em, giảng viên tham gia hoạt động có sự tham gia của trẻ em ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục như sau:
- Có cam kết bảo vệ trẻ em theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH.
- Bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em.
- Có hiểu biết về quyền trẻ em, có phẩm chất đạo đức tốt.
-. Không bị xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
- Đối với nhân lực trực tiếp hướng dẫn kiến thức, kỹ năng, nội dung, chương trình của hoạt động ngoài gia đình, ngoài cơ sở giáo dục cho trẻ em phải bảo đảm các quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5 Thông tư 27/2022/TT-BLĐTBXH và có kiến thức, kỹ năng, phương pháp truyền đạt phù hợp với trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?