Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025 được thực hiện thông qua các giải pháp nào?

"Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025 được thực hiện thông qua các giải pháp nào?" - Câu hỏi của bạn Tài.

Nguồn vốn thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025?

Căn cứ vào khoản 5 Điều 1 Quyết định 924/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

“Điều 1. Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung như sau:
...
5. Nguồn vốn thực hiện Chương trình
a) Nguồn vốn thực hiện Chương trình bao gồm:
- Vốn ngân sách trung ương của Chương trình được bố trí trong kế hoạch vốn ngân sách trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp, cân đối và bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong tổng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt, đảm bảo tuân thủ đúng, đầy đủ quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
- Vốn ngân sách địa phương.
- Vốn xã hội hóa (các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác, cộng đồng dân cư...).
- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.
- Vốn huy động hợp pháp khác.
b) Kinh phí quản lý, giám sát thực hiện Chương trình ở các cấp: Được trích từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của các cấp được giao hàng năm.
c) Cơ chế tài chính của Chương trình: Thực hiện theo cơ chế tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định của pháp luật hiện hành.”

Như vậy, nguồn vốn thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025 gồm có vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn xã hội hóa, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án và vốn huy động khác.

Giải pháp nào thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025?

Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025 được thực hiện thông qua các giải pháp nào? (Hình từ Internet)

Giải pháp nào thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025?

Căn cứ vào khoản 6 Điều 1 Quyết định 924/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

“Điều 1. Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung như sau:
...
6. Giải pháp thực hiện Chương trình
a) Đào tạo và nâng cao năng lực về chuyển đổi số
- Biên soạn chương trình, tài liệu tập huấn về chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là các tài liệu hướng dẫn áp dụng chuyển đổi số.
- Tổ chức các hội nghị, các đợt tập huấn về kiến thức chuyển đổi số, khả năng tiếp cận thông tin cho các cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã) và người dân, cộng đồng ở nông thôn.
- Tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng chuyên sâu về công nghệ thông tin, sử dụng dịch vụ số an toàn trên không gian mạng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế ở khu vực nông thôn.
b) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách
- Rà soát các nội dung, định mức hỗ trợ của Nhà nước về chuyển đổi số để đề xuất áp dụng trong xây dựng nông thôn mới thông minh; chính sách khuyến khích các tổ chức và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số về các lĩnh vực (kinh tế, thương mại, y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch,…) đầu tư vào khu vực nông thôn.
- Xây dựng kiến trúc, vận hành và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu số về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; ban hành quy chế, quy trình vận hành hệ thống phần mềm đánh giá, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ trung ương, cấp tỉnh, huyện, xã.
- Nghiên cứu, đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới thông minh giai đoạn 2026 - 2030.
c) Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số và dữ liệu số
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong phát triển hạ tầng và kết nối mạng internet đến cấp xã, thôn/bản (hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao; hạ tầng mạng di động 4G/5G; hạ tầng kết nối internet, hạ tầng kết nối IoT,…), nâng cao chất lượng và năng lực tiếp cận dịch vụ viễn thông của người dân; hạ tầng công nghệ để phát triển hệ thống thông tin điện tử trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử.
- Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm cung cấp cho mỗi hộ dân nông thôn có ít nhất một điện thoại thông minh theo hình thức xã hội hóa.
- Xây dựng phương án tổng thể hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, hệ thống định danh gắn với đối tượng quản lý, giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Xây dựng dữ liệu số trong xây dựng nông thôn mới.
+ Bản đồ số về nông nghiệp, nông thôn, nông dân để chia sẻ và cung cấp dữ liệu mở về kết quả xây dựng nông thôn mới.
+ Bản đồ số về du lịch nông thôn để kết nối, giới thiệu và quảng bá sản phẩm du lịch nông thôn của Việt Nam.
+ Xây dựng hệ thống kiến trúc, chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật cơ sở dữ liệu về nông thôn mới trên nền tảng dữ liệu lớn (Big data) đồng bộ, kết nối và liên thông.
+ Phần mềm ứng dụng trực tuyến phục vụ công tác thẩm định, xét công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới và tổ chức lấy ý kiến hài lòng của người dân.
+ Hệ thống quản lý, chia sẻ và khai thác về công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
d) Triển khai thí điểm mô hình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng thí điểm các mô hình: xã/thôn nông thôn mới thông minh gắn với lĩnh vực nổi trội ở các địa phương (quản lý quy hoạch xây dựng, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh trật tự, du lịch nông thôn…); mô hình chỉ đạo điểm của trung ương về xây dựng xã nông thôn mới thông minh theo danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Mô hình xã thương mại điện tử cho sản phẩm nông nghiệp, nông thôn chủ lực của địa phương (liên kết hợp tác giữa trung ương, địa phương, các doanh nghiệp thương mại điện tử, ngân hàng và người dân).
đ) Huy động nguồn lực triển khai Chương trình
- Tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông, công nghệ thông tin đầu tư về cơ sở hạ tầng số và kết nối mạng internet đến cấp xã, thôn/bản; hạ tầng công nghệ gắn với phát triển dịch vụ trên các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch và thương mại điện tử.
- Huy động các nguồn lực tham gia thực hiện Chương trình, nhất là lồng ghép hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn huy động hợp pháp từ các thành phần kinh tế và người dân thực hiện chuyển đổi số.
- Đẩy mạnh kêu gọi sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực của các đối tác quốc tế trong lĩnh vực chuyển đổi số, xây dựng xã nông thôn mới thông minh.”

Theo đó, việc tiến hành Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 được thực hiện thông qua các giải pháp trên.

Thời gian thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh là trong bao lâu?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 1 Quyết định 924/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

“Điều 1. Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung như sau:
3. Phạm vi và đối tượng thực hiện
a) Phạm vi thực hiện Chương trình
- Phạm vi thực hiện: Triển khai ở khu vực nông thôn của cả nước (bao gồm cả các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các huyện nghèo)
- Thời gian thực hiện: Đến hết năm 2025.
b) Đối tượng thực hiện
- Đối tượng thụ hưởng của Chương trình: Người dân, cộng đồng dân cư, các tổ chức kinh tế hợp tác, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn.
- Đối tượng thực hiện Chương trình: Hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở và các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn nông thôn.”

Như vậy, thời gian thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025 là đến hết năm 2025.

Chương trình chuyển đổi số
Nông thôn mới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mức chi đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
19 Tiêu chí nông thôn mới cấp xã năm 2023? Nội dung quy định đối với từng tiêu chí như thế nào?
Pháp luật
Quan điểm, mục tiêu của Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025?
Pháp luật
Chi ngân sách nhà nước nhằm phát triển du lịch nông thôn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2022 như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để được công nhận nông thôn mới? Thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới trong trường hợp nào?
Pháp luật
Trình tự tổ chức đánh giá, lấy ý kiến để công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
Pháp luật
Trình tự công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới? Thẩm tra, lấy ý kiến để công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới như thế nào?
Pháp luật
Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Chi NSNN nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tăng khả năng tiếp cận pháp luật, bình đẳng giới?
Pháp luật
Mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025?
Pháp luật
Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025 được thực hiện thông qua các giải pháp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình chuyển đổi số
1,821 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình chuyển đổi số Nông thôn mới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình chuyển đổi số Xem toàn bộ văn bản về Nông thôn mới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào