Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 có nội dung bao gồm những gì?
- Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt giai đoạn 2021-2025 đã đề ra những giải pháp gì?
- Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Nội dung chi cho Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam được quy định như thế nào?
Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt giai đoạn 2021-2025 đã đề ra những giải pháp gì?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 1230/QĐ-TTg năm 2021 quy định đã xác định giải pháp của Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt giai đoạn 2021-2025 gồm:
- Phổ biến, nâng cao nhận thức, pháp luật về di sản văn hóa
- Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực thực hiện Chương trình
- Thực hiện cơ chế phân bổ nguồn lực.
- Tăng cường thực hiện cơ chế quản lý, giám sát sử dụng nguồn lực
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế; Tăng cường trao đổi chuyên gia và giảng viên, học tập kinh nghiệm của các quốc gia có kinh nghiệm trong hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 có nội dung bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ Mục III Điều 1 Quyết định 1230/QĐ-TTg năm 2021 có nội dung về kinh phí thực hiện Chương trình, trong đó Ngân sách Trung ương bố trí thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nguồn vốn đầu tư phát triển xem xét ưu tiên bố trí để triển khai thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo tổng thể các di sản được UNESCO ghi danh và các hạng mục yếu tố gốc của di tích quốc gia đặc biệt;
Đồng thời thực hiện tu bổ, tôn tạo các di tích cách mạng - kháng chiến quan trọng, tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; một số di tích khảo cổ và các di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, khảo cổ cấp quốc gia có giá trị, đang bị xuống cấp, theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Nguồn vốn ngân sách sự nghiệp bố trí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ: Hỗ trợ chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết các di tích quốc gia; lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt; các dự án về nội dung, chỉnh lý nội dung trưng bày và nâng cấp trang thiết bị, trưng bày bảo tàng;
Bên cạnh đó thực hiện các nhiệm vụ, dự án, bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về di sản văn hóa; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa được cấp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Nội dung chi cho Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam được quy định như thế nào?
Mới nhất tại Điều 6 Thông tư 71/2022/TT-BTC Bộ Tài Chính đã có quy định về nội dung chi Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025 bao gồm:
- Chi tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa
- Chi thực hiện việc lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di sản đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) ghi danh, các di tích quốc gia đặc biệt đã được xếp hạng: Thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan.
- Chi hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa trong nội dung chống xuống cấp, tu bổ cấp thiết di tích quốc gia
- Chi thực hiện các dự án chỉnh trang nội dung trưng bày, nâng cấp trang thiết bị và hệ thống trưng bày bảo tàng (bao gồm: Duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày, kho lưu giữ hiện vật của các bảo tàng công lập; trang bị, thay thế trang thiết bị, nâng cấp trưng bày các bảo tàng cấp quốc gia, bảo tàng tại các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn có sức thu hút khách du lịch; duy tu, bảo trì hệ thống trưng bày và kho bảo quản bảo vật quốc gia; kiểm kê, sưu tầm di vật, hiện vật, cổ vật quý hiếm)
- Chi thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu.
- Chi thực hiện xây dựng các chương trình, dự án, nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn và quản lý ở lĩnh vực bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu (trưng bày, thuyết minh, bảo quản, tu bổ, phục chế, thực hành, trao truyền): Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
- Chi thuê người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường hoặc người dẫn đường không phải phiên dịch trong các cuộc điền dã, điều tra, khảo sát sưu tầm hiện vật, phỏng vấn nhân chứng lịch sử phục vụ thu thập thông tin hiện vật, trưng bày, triển lãm: Thực hiện theo quy định tại Thông tư 109/2016/TT-BTC.
Thông tư 71/2022/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 01 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?