Chứng từ thực hiện kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên của Kiểm toán nhà nước bao gồm những gì?
- Các khoản thực hiện kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên của Kiểm toán nhà nước là những khoản nào?
- Chứng từ thực hiện kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên của Kiểm toán nhà nước bao gồm những gì?
- Cách ghi chép Chứng từ thực hiện kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên của Kiểm toán nhà nước ra sao?
Các khoản thực hiện kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên của Kiểm toán nhà nước là những khoản nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 66/2018/NĐ-CP, kinh phí để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của Kiểm toán nhà nước, hàng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, Kiểm toán nhà nước được trích 5% số tiền do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Theo đó, các khoản đã chi ngân sách sai chế độ đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý giảm chi, giảm thanh toán là một trong những khoản được trích.
Tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 16/2019/TT-BTC và khoản 3 Điều 2 Thông tư 16/2019/TT-BTC như sau:
Các khoản được trích
...
2. Các khoản đã thực chi ngân sách sai chế độ đã nộp lại ngân sách nhà nước (đối với các khoản chi đã quyết toán), bao gồm:
a) Sai đơn giá, khối lượng, định mức và sai khác đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng;
b) Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để chi cho những nội dung không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, không đúng nhiệm vụ được giao hoặc chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức;
c) Sử dụng các quỹ ngoài ngân sách chi cho những nội dung không đúng đối tượng của các quỹ hoặc chi sai thẩm quyền, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
3. Các khoản đã chi ngân sách sai chế độ tại điểm a, điểm b, khoản 2 Điều này được Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị giảm thanh toán (đối với các khoản quy định tại điểm a, khoản 2, Điều này); giảm thanh toán, giảm trừ dự toán ngân sách kỳ sau, năm sau (đối với các khoản quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này) và đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý giảm chi ngân sách nhà nước theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, các khoản thực hiện kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên của Kiểm toán nhà nước sẽ bao gồm:
- Sai đơn giá, khối lượng, định mức và sai khác đối với các công trình, dự án đầu tư xây dựng;
- Sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để chi cho những nội dung không thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước, không đúng nhiệm vụ được giao hoặc chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức;
- Sử dụng các quỹ ngoài ngân sách chi cho những nội dung không đúng đối tượng của các quỹ hoặc chi sai thẩm quyền, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
Chứng từ thực hiện kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên của Kiểm toán nhà nước bao gồm những gì?
Chứng từ thực hiện kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên của Kiểm toán nhà nước bao gồm những gì?
Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 16/2019/TT-BTC quy định như sau:
3. Đối với kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên:
Chứng từ thực hiện:
- Quyết định giảm dự toán của UBND các cấp (trường hợp giảm dự toán trong năm phải kèm theo phiếu điều chỉnh dự toán của cơ quan tài chính hoặc KBNN (đối với NS xã) (mẫu C6-04/NS theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC);
- Quyết định giao dự toán của các cấp có thẩm quyền; kèm phụ lục chứng minh việc giảm trừ dự toán do KTNN kiến nghị.
- Công văn của cơ quan tài chính được ủy quyền thông báo dự toán (trường hợp thu hồi dự toán trong năm phải kèm theo phiếu điều chỉnh dự toán của cơ quan tài chính, mẫu C6-04/NS theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC);
Các quyết định (giao dự toán, giảm dự toán,...) phải ghi rõ “Giảm dự toán số tiền..... (số tiền cụ thể) theo kiến nghị của KTNN niên độ ngân sách..... tại Báo cáo kiểm toán phát hành theo Công văn số..../KTNN-TH ngày... tháng... năm.... tại.... và Công văn số... gửi KBNN tỉnh, thành...”. Trường hợp vì lý do nào đó, chứng từ không ghi rõ nội dung, đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm đề nghị cơ quan ban hành quyết định trên xác nhận nội dung và số tiền thực hiện kiến nghị của KTNN.
Như vậy, chứng từ thực hiện kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên của Kiểm toán nhà nước sẽ gồm có:
- Quyết định giảm dự toán của UBND các cấp (trường hợp giảm dự toán trong năm phải kèm theo phiếu điều chỉnh dự toán của cơ quan tài chính hoặc KBNN (đối với NS xã) (mẫu C6-04/NS theo Thông tư 77/2017/TT-BTC);
- Quyết định giao dự toán của các cấp có thẩm quyền; kèm phụ lục chứng minh việc giảm trừ dự toán do KTNN kiến nghị.
- Công văn của cơ quan tài chính được ủy quyền thông báo dự toán (trường hợp thu hồi dự toán trong năm phải kèm theo phiếu điều chỉnh dự toán của cơ quan tài chính, mẫu C6-04/NS theo Thông tư 77/2017/TT-BTC);
Cách ghi chép Chứng từ thực hiện kiến nghị giảm dự toán chi thường xuyên của Kiểm toán nhà nước ra sao?
Căn cứ theo nội dung tại Mẫu số 27/TBKQKT Mục lục ban hành kèm theo Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN ngày 10/01/2023 của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Các quyết định (giao dự toán, giảm dự toán,...) phải ghi rõ “Giảm dự toán số tiền ..... (số tiền cụ thể) theo kiến nghị của KTNN niên độ ngân sách năm ..... tại Báo cáo kiểm toán phát hành theo Công văn số ..../KTNN-TH ngày ... tháng... năm .... tại.... và theo Công văn số .... ngày .../... /... của Kiểm toán nhà nước/khu vực... gửi Kho bạc Nhà nước (nếu có). Trường hợp vì lý do nào đó, chứng từ không ghi rõ nội dung, đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm đề nghị cơ quan ban hành quyết định trên xác nhận nội dung và số tiền thực hiện kiến nghị của KTNN.
Quyết định 01/2023/QĐ-KTNN sẽ có hiệu lực từ ngày 25/02/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết về chất lượng sản phẩm hàng hóa? Tranh chấp giữa người mua với người nhập khẩu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?
- Mẫu báo cáo khối lượng thi công xây dựng? Khối lượng thi công xây dựng được tính toán như thế nào?
- Mức thưởng định kỳ hằng năm cao nhất cho người lao động hợp đồng 111 thuộc danh sách trả lương của Bộ Nội vụ là bao nhiêu?
- Người lao động có được tham gia quản lý Công ty Mua bán nợ Việt Nam thông qua hình thức tổ chức Công đoàn không?
- Chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt có cần phải lập chứng từ hay không? Yêu cầu chung về quản lý chất thảo rắn sinh hoạt là gì?