Chú trọng rà soát, xem xét không để xảy ra tình trạng quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên truyền hình vi phạm thuần phong, mỹ tục?
- Vẫn còn nhiều trường hợp quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên truyền hình vi phạm thuần phong, mỹ tục?
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam chú trọng rà soát, xem xét các hợp đồng quảng cáo về thuốc, thực phẩm chức năng?
- Bảo đảm thuốc, vật tư y tế và việc cán bộ y tế thôi việc, bỏ việc tại các cơ sở y tế công lập?
Vẫn còn nhiều trường hợp quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên truyền hình vi phạm thuần phong, mỹ tục?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thông báo 211/TB-VPCP năm 2022 nêu lên thực trạng về tình hình quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên truyền hình hiện nay:
“Sáng ngày 14 tháng 7 năm 2022, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp về vấn đề quảng cáo thuốc trên truyền hình, tình trạng thiếu thuốc, vật tư và nhân lực y tế. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam.
Sau khi nghe báo cáo và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam có ý kiến như sau:
1. Về hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng:
Các sản phẩm quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng chiếm tỷ trọng lớn trong số sản phẩm quảng cáo được phát trên đài truyền hình, đài phát thanh. Thực trạng này phản ánh nhu cầu chính đáng của các doanh nghiệp có sản phẩm quảng cáo, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo và người phát hành quảng cáo. Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo về tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng nhằm đảm bảo đúng quy định, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, còn một số sản phẩm quảng cáo chưa đáp ứng yêu cầu, quảng cáo công dụng vượt qua thực tế, cách thể hiện còn phản cảm, thời điểm phát quảng cáo chưa phù hợp, thậm chí có trường hợp còn vi phạm thuần phong, mỹ tục... cần có giải pháp khắc phục, chấn chỉnh.”
Theo đó, các sản phẩm quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng chiếm tỷ trọng lớn trong số sản phẩm quảng cáo được phát trên đài truyền hình, đài phát thanh.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, còn một số sản phẩm quảng cáo chưa đáp ứng yêu cầu, quảng cáo công dụng vượt qua thực tế, cách thể hiện còn phản cảm, thời điểm phát quảng cáo chưa phù hợp, thậm chí có trường hợp còn vi phạm thuần phong, mỹ tục.
Chú trọng rà soát, xem xét không để xảy ra tình trạng quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên truyền hình vi phạm thuần phong, mỹ tục? (Hình từ internet)
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam chú trọng rà soát, xem xét các hợp đồng quảng cáo về thuốc, thực phẩm chức năng?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thông báo 211/TB-VPCP năm 2022 đưa ra yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ trong hoạt động quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng truyền hình, đài phát thanh như sau:
“Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
- Cơ quan y tế rà soát, chịu trách nhiệm xác nhận nội dung chuyên môn liên quan đến các loại thuốc, thực phẩm chức năng trong quảng cáo trước khi phát hành, công khai nội dung xác nhận trên Cổng Thông tin điện tử để các cơ quan kiểm tra, thanh tra, tổ chức phát hành quảng cáo, doanh nghiệp liên quan có căn cứ thực hiện.
Bộ Y tế chỉ đạo rà soát lại toàn bộ nội dung quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng đã được xác nhận để các cơ quan báo chí chấn chỉnh, không để tiếp diễn tỉnh trạng quảng cáo vượt qua thực tế.
- Các cơ quan báo chí, trước hết là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam chú trọng rà soát, xem xét các hợp đồng quảng cáo về thuốc, thực phẩm chức năng, chịu trách nhiệm quảng cáo đúng nội dung chuyên môn đã được cơ quan y tế xác nhận và góp phần định hướng ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe, không phát hành các sản phẩm quảng cáo gây phản cảm, không phù hợp thuần phong, mỹ tục.
- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng để chủ động sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; trong đó khẩn trương rà soát, quy định rõ, cụ thể, chặt chẽ việc xác nhận nội dung quảng cáo, bảo đảm việc xác nhận đúng luật, dùng nội dung chuyên môn để các cơ quan liên quan thực hiện.
Theo đó, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam chú trọng rà soát, xem xét các hợp đồng quảng cáo về thuốc, thực phẩm chức năng, chịu trách nhiệm quảng cáo đúng nội dung chuyên môn đã được cơ quan y tế xác nhận và góp phần định hướng ý thức giữ gìn, rèn luyện sức khỏe.
Bảo đảm thuốc, vật tư y tế và việc cán bộ y tế thôi việc, bỏ việc tại các cơ sở y tế công lập?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Thông báo 211/TB-VPCP năm 2022 nêu lên trách nhiệm của Bộ y tế, các cơ quan liên quan như sau:
“2, Bộ Y tế, các cơ quan liên quan tiếp tục, khẩn trương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vấn đề bảo đảm thuốc, vật tư y tế và về việc cán bộ y tế thôi việc, bỏ việc tại các cơ sở y tế công lập.
Như vậy, hiện nay vẫn còn tồn tại một số sản phẩm quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng chưa đáp ứng yêu cầu, quảng cáo công dụng vượt qua thực tế, cách thể hiện còn phản cảm, thời điểm phát quảng cáo chưa phù hợp, thậm chí có trường hợp còn vi phạm thuần phong, mỹ tục.
Theo đó, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cần chú trọng rà soát, xem xét các hợp đồng quảng cáo về thuốc, thực phẩm chức năng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?