Chính thức thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản từ 01/01/2025 như thế nào?
Chính thức thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản từ 01/01/2025 như thế nào?
Ngày 27 tháng 6 năm 2024 Quốc hội đã thông qua Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024.
Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024.
>> Tải: Xem toàn văn Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024.
Chính thức thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản từ 01/01/2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Các tài sản mà pháp luật quy định phải đấu giá từ ngày 01/01/2025 gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định các tài sản mà pháp luật quy định phải đấu giá từ ngày 01/01/2025 bao gồm:
- Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
- Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
- Quyền sử dụng mã, số viễn thông và tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo quy định của pháp luật về viễn thông;
- Quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
- Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
- Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
- Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ;
- Tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật về hợp tác xã và pháp luật về phá sản;
- Tài sản của doanh nghiệp phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
- Nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
- Tài sản khác mà pháp luật quy định phải đấu giá
Chú ý: Tài sản không thuộc trường hợp trên mà cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn đấu giá.
Hiện hành, tại Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm: - Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; - Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật; - Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; - Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; - Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự; - Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; - Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia; - Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; - Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản; - Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; - Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản; - Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; - Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện; - Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; - Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá. * Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016. |
Quy định chuyển tiếp của Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định chuyển tiếp như sau:
- Trường hợp người có tài sản đấu giá đã thông báo lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản trước ngày Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực thi hành nhưng chưa có kết quả lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản thì người có tài sản đấu giá tiếp tục thực hiện việc lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Giá 2023.
- Trường hợp người có tài sản đấu giá và tổ chức hành nghề đấu giá tài sản đã ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản trước ngày Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực thi hành thì việc tổ chức đấu giá được tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Giá 2023.
- Trường hợp người được miễn đào tạo nghề đấu giá đang tập sự hành nghề đấu giá hoặc đã hoàn thành thời gian tập sự hành nghề đấu giá theo quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Giá 2023 trước ngày Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực thi hành, khi đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá thì việc cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá được tiếp tục thực hiện quy định của Luật Đấu giá tài sản 2016 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Giá 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?