Chính thức lao động Việt Nam tại Hàn Quốc không phải đóng BHXH 2 lần từ năm 2024? Kế hoạch xuất khẩu Hàn Quốc 2024 (EPS 2024) ra sao?
Chính thức lao động Việt tại Hàn Quốc không phải đóng BHXH 2 lần từ năm 2024?
Tại khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 về quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
...
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
Theo quy định trên, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sẽ không phải đóng BHXH 02 lần nếu Việt Nam và nước ngoài đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội.
Bên cạnh đó, ngày 11/12/2021, Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết 156/NQ-CP năm 2021 về việc ký Hiệp định bảo hiểm xã hội giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc.
Chiều 23/1, đã diễn ra Lễ ký kết trực tuyến Thỏa thuận thực hiện Hiệp định BHXH giữa BHXH Việt Nam và Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc (NPS). Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh và Phó Tổng Giám đốc điều hành phụ trách Cơ quan Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc Kim Jeong Hark đồng chủ trì Lễ ký kết. Tham dự Lễ ký kết có đại diện Bộ LĐ-TB&XH và lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam.
Theo đó, chính thức từ năm 2024 lao động Việt tại Hàn Quốc không phải đóng BHXH 2 lần.
Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Chính thức lao động Việt Nam tại Hàn Quốc không phải đóng BHXH 2 lần từ năm 2024? (Hình từ Internet)
Kế hoạch xuất khẩu Hàn Quốc 2024 (EPS 2024) ra sao?
Thực hiện nội dung Bản ghi nhớ giữa Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam về việc phái cử và tiếp nhận người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS), theo kế hoạch được thống nhất giữa hai Bộ, kỳ thi tiếng Hàn Đợt 1 năm 2024 cho người lao động có nguyện vọng đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS sẽ được tổ chức như sau:
Người lao động đi đăng ký tham gia Chương trình EPS năm 2024 sẽ phải tham dự 2 vòng thi:
Vòng 1: Thi năng lực tiếng Hàn (EPS – TOPIK)
- Thời gian tiếp nhận đăng ký dự thi:
Từ ngày 26/01 ~ 30/01/2024 (05 ngày, bao gồm Thứ bảy và Chủ nhật).
Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo địa điểm đăng ký trước ngày 19/01/2024
- Thời gian tổ chức thi Vòng 1 (dự kiến): 05/03 ~ 14/06/2024
- Thời gian thông báo kết quả thi Vòng 1:
+ Đợt 1: ngày 05/04/2024
+ Đợt 2: ngày 21/06/2024
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đánh giá năng lực ở Vòng 2:
+ Đợt 1: từ ngày 05/04 ~ 08/04/2024
+ Đợt 2: từ ngày 21/06 ~ 24/06/2024
- Thời gian tổ chức thi Vòng 2 (dự kiến)
+ Đợt 1: 16/04 ~ 20/04/2024
+ Đợt 2: 02/07 ~ 06/07/2024
Thông báo về ca thi và địa điểm thi và kết quả
- Thông báo ca thi, địa điểm: Dự kiến 24/03/2024
- Thông báo kết quả cuối cùng:
+ Đợt 1: 03/05/2024
+ Đợt 2: 19/07/2024
Vòng 2: Kiểm tra tay nghề và đánh giá năng lực.
Chỉ những người đạt yêu cầu qua Vòng 1 mới được tham dự Vòng 2. Người lao động đạt yêu cầu qua cả 2 vòng thi mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS. Thông tin cụ thể như sau:
(1) Ngành, nghề tuyển chọn: Sản xuất chế tạo, xây dựng, nông nghiệp và ngư nghiệp
Ngành sản xuất chế tạo đăng ký làm việc trong các nghề: Lắp ráp, đo lường và nối.
Ngành xây dựng đăng ký làm việc trong các nghề: Cốt thép, mộc
Ngành nông nghiệp đăng ký làm việc trong các nghề: Chăn nuôi, trồng trọt
Ngành ngư nghiệp đăng ký làm việc trong các nghề: Nuôi trồng, đánh bắt gần bờ
Mỗi ứng viên chỉ được nộp duy nhất 01 đơn đăng ký dự thi.
(2) Dự kiến số lượng người đạt yêu cầu: 15.374 người (trong đó: ngành sản xuất chế tạo: 11.246 người; ngành xây dựng: 200 người; ngành nông nghiệp: 895 người; ngành ngư nghiệp: 3.033 người).
Nguồn: Trung tâm lao động nước ngoài.
Hồ sơ, thủ tục cho vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc bao gồm những tài liệu nào?
Tại khoản 1 Điều 10 Quyết định 16/2023/QĐ-TTg về hồ sơ vay để ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc:
- Hồ sơ vay vốn gồm có:
+ Bản chính Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động đăng ký thường trú (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định 16/2023/QĐ-TTg ).
+ Bản sao Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS giữa Trung tâm lao động ngoài nước và người lao động.
+ Bản sao Căn cước công dân hoặc bản sao Chứng minh nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu còn hiệu lực.
Ngoài các tài liệu nêu trên, trường hợp người lao động thuộc đối tượng thân nhân của người có công với cách mạng bổ sung bản sao Giấy xác nhận thân nhân người có công với cách mạng theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; trường hợp người lao động thuộc đối tượng bị thu hồi đất nộp bổ sung bản sao Quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.
Bản sao giấy tờ quy định tại các điểm b, c của khoản 1 Điều 10 Quyết định 16/2023/QĐ-TTg được xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 10 Quyết định 16/2023/QĐ-TTg cũng quy định về thủ tục vay vốn như sau:
- Sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS với Trung tâm Lao động ngoài nước, người lao động đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động đăng ký thường trú xác nhận về đối tượng thụ hưởng trên Giấy đề nghị vay vốn quy định tại khoản 1 Điều 10 Quyết định 16/2023/QĐ-TTg.
- Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quyết định 16/2023/QĐ-TTg, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện phê duyệt cho vay theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?
- Quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì sẽ được thực hiện như thế nào?
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?