Chính thức có Nghị định 26/2024/NĐ-CP hướng dẫn hợp tác quản lý quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
- Chính thức có Nghi định 26/2024/NĐ-CP hướng dẫn hợp tác quản lý quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
- Việc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
- Nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo Nghị định 26/2024/NĐ-CP như thế nào?
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm thi hành Nghị định 26/2024/NĐ-CP như thế nào?
Chính thức có Nghi định 26/2024/NĐ-CP hướng dẫn hợp tác quản lý quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào?
Ngày 01/3/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 26/2024/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Tại Điều 1 Nghị định 26/2024/NĐ-CP có nêu rõ phạm vi điều chỉnh của Nghị định 26/2024/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:
- Nghi đinh 26/2024/NĐ-CP quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp bao gồm nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp tác, thực hiện hợp tác và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
- Nghị định 26/2024/NĐ-CP áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức Việt Nam tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Tại Điều 13 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của Nghi định 26/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Hiệu lực thi hành:
Nghị định 26/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024 và thay thế Nghị định 113/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.
(2) Điều khoản chuyển tiếp:
- Hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đã được phê duyệt trước ngày Nghị định 26/2024/NĐ-CP có hiệu lực
=> Không phải thực hiện lại quy trình, thủ tục xin ý kiến tại Nghị định này. Việc tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
- Hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định 26/2024/NĐ-CP có hiệu lực mà chưa được phê duyệt
=> Tiếp tục thực hiện việc phê duyệt theo quy định tại Nghị định 113/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
- Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Nghị định 26/2024/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
=> Áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản được dẫn chiếu.
Chính thức có Nghị định 26/2024/NĐ-CP hướng dẫn hợp tác quản lý quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
(2) Không ký kết, thực hiện các hoạt động hợp tác phương hại đến lợi ích, an ninh quốc gia.
(3) Chủ động lựa chọn và thúc đẩy những nội dung hợp tác mà Việt Nam có nhu cầu, phù hợp với thực tiễn, điều kiện của Việt Nam, chủ trương, định hướng của Đảng về đối ngoại, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quy định pháp luật có liên quan.
(4) Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thúc đẩy hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm hợp tác tốt với Việt Nam, chú trọng tính bền vững của hoạt động hợp tác.
(5) Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, thiết thực và đề cao trách nhiệm trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo Nghị định 26/2024/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy đinh cụ thể nội dung và hình thức hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp như sau:
(1) Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại Nghị định 26/2024/NĐ-CP gồm toàn bộ hoặc một phần nội dung sau:
- Tăng cường năng lực trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật.
- Cải cách tư pháp.
(2) Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại Nghị định 26/2024/NĐ-CP được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, phi dự án.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế.
(3) Các nội dung và hình thức hợp tác pháp luật và cải cách tư pháp không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 26/2024/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định pháp luật khác có liên quan.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thi hành Nghị định 26/2024/NĐ-CP như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm thi hành của những cơ quan liên quan như sau:
- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định 26/2024/NĐ-CP.
Nghị định 26/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?