Chính sách mới đối với nhân viên y tế cơ sở công lập được áp dụng trong năm 2023 có gì nổi bật?
Cán bộ, nhân viên y tế tại cơ sở y tế công lập được tăng thu nhập từ 1/7/2023 do tăng lương cơ sở có đúng không?
Hiện nay mức lương cơ sở được áp dụng đến 31/6/2023 là 1,49 triệu (Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP)
Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 Quốc hội đã quy định về việc sẽ tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 01/7/2023.
Vì mức lương cơ sở được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó, khi tăng lương cơ sở thì các khoản thu nhập bao gồm lương và phụ cấp của nhân viên y tế tại các cơ sở y tế công lập, cũng sẽ tăng theo lương cơ sở từ 01/7/2023.
Chính sách mới đối với nhân viên y tế cơ sở công lập được áp dụng trong năm 2023 có gì nổi bật? (Hình từ Internet)
Áp dụng mức phụ cấp ưu đãi mới đối với cán bộ, nhân viên y tế tại cơ sở y tế công lập?
Ngày 15/02/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Theo đó căn cứ Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP (bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 05/2023/NĐ-CP) mức phụ cấp ưu đãi đối với nhân viên y tế tại cơ sở y tế công lập áp dụng mới như sau:
- Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
+ Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
+ Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
- Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
+ Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;
+ Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;
+ Kiểm dịch y tế biên giới.
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, nhi, chống độc, bỏng và da liễu.
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự nghiệp y tế công lập và tại các cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt, trừ các trường hợp quy định tại (1), (2), (3).
- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:
+ Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình;
+ Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.
- Mức phụ cấp 100% (áp dụng từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2023):
+ Áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng (bao gồm cả kiểm dịch y tế biên giới); làm chuyên môn y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh, Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
Hướng dẫn mới về vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập?
Ngày 17/02/2023, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2023/TT-BYT về hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Theo đó, Thông tư này hướng dẫn về vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập thuộc các Bộ, ngành và địa phương.
Căn cứ Điều 1 Thông tư 03/2023/TT-BYT thì đối tượng áp dụng Thông tư này gồm:
- Cơ sở khám, chữa bệnh;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố;
- Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố;
- Trung tâm Cấp cứu 115;
- Cơ sở kiểm nghiệm, kiểm định dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm;
- Cơ sở pháp y, pháp y tâm thần, giám định y khoa;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Lưu ý thông tư này không áp dụng đối với: Đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực y tế và cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành khác; Trong việc giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Xem thêm hướng dẫn cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở y tế tại Thông tư 03/2023/TT-BYT.
Thông tư 03/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 05/4/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?