Chính sách của nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới nhất là những chính sách nào?
- Nguyên tắc thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là gì?
- Chính sách của nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới nhất là những chính sách nào?
- Chính sách đất đai thực hiện như thế nào?
- Chính sách thuế, phí và lệ phí đối với hợp tác xã thực hiện như thế nào?
- Quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã ra sao?
Nguyên tắc thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là gì?
Căn cứ Điều 17 Luật Hợp tác xã 2023 quy định về nguyên tắc thực hiện chính sách như sau:
Nguyên tắc thực hiện chính sách
1. Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện.
2. Triển khai đồng bộ với Chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể, phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của Nhà nước ở từng thời kỳ.
3. Trường hợp tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đồng thời đáp ứng điều kiện của các mức khác nhau trong cùng một nội dung chính sách, cùng thời điểm theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được lựa chọn mức hỗ trợ có lợi nhất.
Như vậy, có 03 nguyên tắc thực hiện chính sách của nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Chính sách của nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới nhất là những chính sách nào? (Hình internet)
Chính sách của nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới nhất là những chính sách nào?
Chính sách của nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định tại Chương II Luật Hợp tác xã 2023. Cụ thể:
- Chính sách phát triển nguồn nhân lực, thông tin, tư vấn
- Chính sách đất đai
- Chính sách thuế, phí và lệ phí
- Chính sách tiếp cận vốn, bảo hiểm
- Chính sách ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Chính sách tiếp cận và nghiên cứu thị trường
- Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị
- Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro
- Chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Như vậy, có 09 chính sách của nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã 2023 mới nhất.
Chính sách đất đai thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Chính sách đất đai
1. Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chính quyền địa phương ưu tiên bố trí quỹ đất cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê; ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa được hỗ trợ thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
2. Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê đất, đất có mặt nước của Nhà nước để sản xuất, kinh doanh thì được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước; trường hợp thuê, thuê lại đất, đất có mặt nước của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sản xuất, kinh doanh thì được Nhà nước hỗ trợ tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sử dụng đất ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy, chính sách đất đai về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện theo 03 nội dung nêu trên.
Chính sách thuế, phí và lệ phí đối với hợp tác xã thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Chính sách thuế, phí và lệ phí
1. Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng mức ưu đãi thuế, ưu đãi phí và lệ phí cao nhất trong cùng lĩnh vực, ngành, nghề và địa bàn theo pháp luật về thuế, phí và lệ phí.
2. Không thu lệ phí đăng ký đối với tổ hợp tác, không thu phí công bố nội dung đăng ký trên hệ thống thông tin điện tử của cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với:
a) Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Thu nhập của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi tham gia liên kết với cá nhân, tổ chức khác hình thành chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành, gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức vì mục tiêu phát triển bền vững;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập hình thành quỹ chung không chia, phần thu nhập hình thành tài sản chung không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Miễn, giảm lệ phí môn bài đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
6. Miễn lệ phí trước bạ đối với cá nhân, tổ chức khi chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
Như vậy, chính sách thuế, phí và lệ phí đối với hợp tác xã chia làm 06 nội dung thực hiện như trên.
Quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã ra sao?
Căn cứ Điều 29 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:
Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã
1. Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoặc tổ chức tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trong huy động vốn và sử dụng vốn nhằm thực hiện các chức năng sau đây:
a) Cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và đối với thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, trừ thành viên là doanh nghiệp;
b) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn trong nước và ngoài nước, nguồn tài trợ, viện trợ, đóng góp, ủy thác của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Huy động vốn từ cá nhân, tổ chức trong nước theo quy định của pháp luật;
d) Ủy thác, nhận ủy thác cho vay; tư vấn tài chính và đầu tư, đào tạo cho khách hàng vay vốn của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
2. Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Việt Nam được thành lập ở Trung ương, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã cấp tỉnh được thành lập ở tinh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Chính phủ quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã.
Như vậy, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoặc tổ chức tài chính, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo toàn và phát triển vốn, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trong huy động vốn và sử dụng vốn nhằm thực hiện các chức năng quy định như trên.
Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, riền khoản 3, khoản 4 Điều 115 Luật Hợp tác xã 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?