Chiến tranh thương mại là gì? Cần chuẩn bị cho chiến tranh thương mại? Ví dụ về chiến tranh thương mại?

Chiến tranh thương mại là gì? Cần chuẩn bị cho chiến tranh thương mại? Ví dụ về chiến tranh thương mại?

Chiến tranh thương mại là gì? Ví dụ về chiến tranh thương mại?

Chiến tranh thương mại xảy ra khi hai hay nhiều quốc gia áp đặt hoặc gia tăng thuế quan và rào cản thương mại nhằm đáp trả chính sách kinh tế của nhau. Những biện pháp này có thể bao gồm giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, viện trợ cho ngành sản xuất trong nước, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu nghiêm ngặt với hàng nhập khẩu, cấm vận, thao túng tiền tệ...

Việc gia tăng chính sách bảo hộ có thể khiến nền sản xuất trong nước tiến dần đến tự cung tự cấp, do nhập khẩu bị hạn chế, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và tăng chi phí sản xuất.

Một ví dụ điển hình về chiến tranh thương mại là cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, khởi phát từ năm 2018.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ áp thuế cao lên hàng hóa Trung Quốc, với cáo buộc Bắc Kinh có chính sách thương mại không công bằng và vi phạm sở hữu trí tuệ.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc chính thức nổ ra từ ngày 22/3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Chiến tranh thương mại là gì? Cần chuẩn bị cho chiến tranh thương mại? Ví dụ về chiến tranh thương mại?

Chiến tranh thương mại là gì? Cần chuẩn bị cho chiến tranh thương mại? Ví dụ về chiến tranh thương mại? (Hình từ Internet)

Cần chuẩn bị cho chiến tranh thương mại?

Chiến tranh thương mại có thể gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, doanh nghiệp và cả người tiêu dùng. Để ứng phó và giảm thiểu rủi ro, các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ cần có chiến lược phù hợp.

Doanh nghiệp cần đánh giá rủi ro từ việc áp dụng thuế quan, hạn chế thương mại và tìm cách đa dạng hóa thị trường, bao gồm việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế hoặc mở rộng đối tác kinh doanh ở các quốc gia khác.

Cùng với đó, việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm phụ thuộc vào các thị trường dễ bị tổn thương là rất quan trọng. Chính phủ cũng cần đưa ra chính sách bảo vệ và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm giảm tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại bao gồm những cơ quan nào?

Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại được quy định tại Điều 8 Luật Thương mại 2005 như sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại bao gồm những cơ quan sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.

- Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật Thương mại 2005.

- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công.

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.

Bên cạnh đó, những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại được quy định tại Mục 2 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:

(1) Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại

- Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

(2) Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

- Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

- Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

(3) Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

(4) Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

- Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại 2005 và trong Bộ luật dân sự 2015.

(5) Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

- Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.

(6) Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

- Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Chiến tranh thương mại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chiến tranh thương mại là gì? Cần chuẩn bị cho chiến tranh thương mại? Ví dụ về chiến tranh thương mại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến tranh thương mại
19 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiến tranh thương mại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chiến tranh thương mại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào