Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam đặt ra mấy nhiệm vụ cụ thể? Ai có trách nhiệm thực hiện chiến lược phát triển thống kê Việt Nam?
- Chiến lược phát triển là gì? Thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam với mấy nhiệm vụ đặt ra ?
- Nội dung chính của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực trong kế hoạch Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam là gì?
- Mục tiêu của việc thực hiện chiến lược phát triển thống kê Việt Nam là gì? Ai có trách nhiệm thực hiện chiến lược phát triển thống kê Việt Nam?
Trước đó, ngày 04/04/2023, Bộ Tư pháp đã có Quyết định 506/QĐ-BTP năm 2023 ban hành Kế hoạch của Bộ thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Chiến lược phát triển là gì? Thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam với mấy nhiệm vụ đặt ra ?
- Chiến lược là tập hợp các mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu đề đạt được các mục tiêu đó. Chiến lược phát triển là tập hợp các mục tiêu phát triển và các chính sách, các kế hoạch, các cách thức chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó.
- Theo như Quyết định 506/QĐ-BTP năm 2023, kế hoạch đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ với 52 nhiệm vụ cụ thể bám sát các mục tiêu, định hướng chiến lược đề ra trong Quyết định 2014/QĐ-TTg năm 2021 và các yêu cầu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện nêu tại Quyết định 1271/QĐ-BKHĐT năm 2022, đồng thời, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn hoạt động thống kê của Bộ, ngành Tư pháp, gồm:
- Một là Nhóm nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế, đổi mới tổ chức, phát triển nguồn nhân lực với trọng tâm là hoàn thiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tư pháp, Chế độ báo cáo thống kê ngành Tư pháp.
- Hai là Nhóm nhiệm vụ về áp dụng các tiêu chuẩn, quy trình, mô hình thống kê trong Bộ, ngành Tư pháp với trọng tâm là triển khai áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn thống kê và áp dụng thống nhất các quy trình sản xuất thông tin thống kê (sau khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành đồng bộ các quy trình sản xuất thông tin thống kê).
- Ba là Nhóm nhiệm vụ về hiện đại hóa hoạt động thu thập, xử lý và quản trị dữ liệu ngành Tư pháp với trọng tâm là nâng cấp các phần mềm thống kê, phần mềm chuyên môn đang sử dụng trong Bộ, ngành Tư pháp; Liên thông, trích xuất dữ liệu thống kê từ các cơ sở dữ liệu hành chính và các phần mềm quản lý nghiệp vụ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp với Phần mềm thống kê ngành Tư pháp.
- Bốn là, nhóm nhiệm vụ về phân tích, dự báo, biên soạn và phổ biến thông tin thống kê với trọng tâm là thực hiện các hoạt động phân tích và dự báo thống kê một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành Tư pháp; xây dựng Tài liệu Phổ biến thông tin thống kê ngành Tư pháp theo các chỉ tiêu thống kê mới được quy định trong Nghị định quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia (theo Luật Thống kê 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021) và xây dựng Niên giám thống kê Ngành Tư pháp.
- Năm là Nhóm nhiệm vụ về đẩy nhanh tư liệu hóa, chuyển đổi số trong công tác thống kê, trong đó trọng tâm là xây dựng và thực hiện Đề án tư liệu hóa, chuyển đổi số trong hệ thống thống kê Bộ, ngành Tư pháp.
- Sáu là Nhóm nhiệm vụ về xây dựng, cập nhật; theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết Kế hoạch và tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê.
Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam đặt ra mấy nhiệm vụ cụ thể? Ai có trách nhiệm thực hiện chiến lược phát triển thống kê Việt Nam? (Hình internet)
Nội dung chính của nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực trong kế hoạch Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam là gì?
Căn cứ tiểu mục 1.3 của mục II thuộc Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 506/QĐ-BTP năm 2023 nêu rõ:
- Thu hút, trọng dụng nhân lực trình độ cao, chuyên nghiệp công tác tại Bộ Tư pháp (trong đó có nhân lực làm công tác thống kê) theo Quy chế tiếp nhận công chức, tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức, thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào công tác tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 533/QĐ-BTP năm 2020.
- Tăng cường huy động và sử dụng các chuyên gia, nhà khoa học về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin.
+ Đề nghị hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức quốc tế về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin.
+ Tổ chức các khóa học, lớp bồi dưỡng về khoa học thống kê, khoa học dữ liệu, công nghệ thông tin…với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia.
Mục tiêu của việc thực hiện chiến lược phát triển thống kê Việt Nam là gì? Ai có trách nhiệm thực hiện chiến lược phát triển thống kê Việt Nam?
- Việc triển khai Kế hoạch này nhằm mục tiêu tăng cường ứng dụng thông tin, hiện đại hóa hoạt động thống kê của Bộ, ngành Tư pháp; nâng cao chất lượng sản xuất, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê; hình thành cơ sở dữ liệu thống kê ngành Tư pháp.
- Theo mục III của Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 506/QĐ-BTP năm 2023 quy định về trách nhiệm thực hiện như sau:
+ Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; Thủ trưởng tổ chức Pháp chế các Bộ, ngành; Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo triển khai thi hành Quyết định và các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ.
+ Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm chủ trì, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp tình hình thực hiện, kịp thời đề xuất phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch, báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
+ Cục Công nghệ thông tin có trách nhiệm đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, công nghệ phục vụ cho các nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin tại Kế hoạch này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân có được giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng hay không?
- Thiết kế xây dựng gồm những gì? Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo mấy bước theo quy định?
- Mẫu biên bản nghiệm thu quyết toán công trình xây dựng mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản nghiệm thu?
- Cơ quan nhà nước có thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử đối với hoạt động công tác quản trị nội bộ không?
- Dự toán mua sắm có phải là dự kiến nguồn kinh phí để mua sắm trong phạm vi nguồn tài chính hợp pháp của cơ quan nhà nước?