Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?

Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?

Tại tiểu mục 8 Mục V Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ Xây dựng lực lượng hùng hậu, chất lượng ngày càng cao đối với:

V- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
...
8. Củng cố, tăng cường quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
...
Củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; tiếp tục xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng: hải quân, phòng không - không quân, tác chiến điện tử, trinh sát kỹ thuật, cảnh sát biển, tình báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát cơ động, kỹ thuật nghiệp vụ, an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên không gian mạng trong mọi tình huống. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các địa phương trọng điểm.
...

Theo đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ: “Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các địa phương trọng điểm."

Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?

Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao? (Hình từ Internet)

Quân đội nhân dân Việt Nam bao gồm lực lượng nào?

Tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về Quân đội nhân dân như sau:

Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
.....

Theo đó, Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Trong đó, lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Bên cạnh đó, quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.
3. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
5. Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.
6. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Theo đó, xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên được thực hiện dựa trên những nguyên tắc sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

- Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.

- Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Phát triển kinh tế xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quan điểm phát triển chủ động kiên quyết kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 ra sao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng an ninh ra sao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
Pháp luật
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ Xây dựng lực lượng nào hùng hậu, chất lượng ngày càng cao?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm: Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với chiến lược, đề án về quốc phòng, an ninh, tạo sức mạnh gì?
Pháp luật
Thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo nền tảng xây dựng “Thế trận lòng dân” gắn với nội dung gì theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 2030?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
Pháp luật
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030
Pháp luật
Nhiệm vụ giải pháp nào được đặt ra tại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023 tại Báo cáo KTXH và NSNN của Chính phủ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển kinh tế xã hội
8,907 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển kinh tế xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển kinh tế xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào