Chỉ tiêu tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú không được quá 10% hằng năm đối với học sinh là người dân tộc Kinh từ ngày 10/4/2023?
Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 23/02/2023 về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú.
Đối tượng tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú là ai?
Theo căn cứ Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có quy định:
Thứ nhất học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại:
- Xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (sau đây gọi chung là xã, thôn đặc biệt khó khăn)
- Xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Thứ hai là học sinh dân tộc thiểu số rất ít người được quy định tại Nghị định 57/2017/NĐ-CP về chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người.
Thứ ba, học sinh là người dân tộc Kinh mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Trường PTDTNT được tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hằng năm. (Trước đây là không quá 5%)
Và thứ tư, trường hợp học sinh thuộc đối tượng tuyển sinh quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT nhỏ hơn quy mô của trường PTDTNT trên địa bàn, UBND cấp tỉnh có thể quy định thêm vùng tạo nguồn đào tạo nhân lực cho các dân tộc đế tuyển sinh thêm đối tượng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tại vùng này tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh.
Qua đó, có thể thấy rằng so với trước đây thì quy định hiện hành đã cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú được tuyển không quá 10% học sinh là người dân tộc Kinh trong tổng số chỉ tiêu tuyển mới hằng năm.
Chỉ tiêu tuyển sinh của trường phổ thông dan tộc nội trú không được quá 10% hằng năm đối với học sinh là người dân tộc Kinh từ ngày 10/4/2023? (Hình từ internet)
Điều kiện và hồ sơ dự tuyển vào trường phổ thông dân tộc nội trú là gì?
Căn cứ Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT nêu rõ:
-Điều kiện dự tuyển
+ Thuộc đối tượng tuyển sinh quy định tại Điều 9 của Quy chế này;
+ Đảm bảo các quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (thay đổi mới so với trước đây là trong độ tuổi tuyển sinh)
- Hồ sơ dự tuyển được chia cụ thể theo đối tượng tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT như sau:
Đối tượng | Tuyển sinh trung học cơ sở | Tuyển sinh trung học phổ thông |
Hồ sơ | - Bản sao giấy khai sinh hợp lệ - Căn cứ hợp pháp để xác nhận thông tin về cư trú - Học bạ cấp tiểu học hoặc các hồ sơ khác có giá trị thay thế học bạ - Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có) | - Bản sao giấy khai sinh hợp lệ - Căn cứ hợp pháp để xác nhận thông tin về cư trú - Bản sao chứng thực hoặc bản chụp/photo kèm bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời - Học bạ cấp trung học cơ sở - Giấy xác nhận chế độ ưu tiên do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có) |
Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Qu chế ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT cũng có quy định về cơ cấu tổ chức của trường THPT DTNT như sau:
- Cơ cấu tổ chức của trường PTDTNT thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học. Ngoài ra, trường PTDTNT được thành lập thêm không quá 03 tổ để giúp hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đặc thù, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
Việc thành lập các tổ này do hiệu trưởng nhà trường quyết định trên cơ sở có sự nhất trí của cơ quan chủ quản. Trong đó, mỗi tổ có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó các tổ này do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý và chỉ đạo của hiệu trưởng.
- Các tổ phục vụ hoạt động giáo dục đặc thù, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú có những nhiệm vụ sau:
+ Chủ động xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục đặc thù, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng và thực hiện kế hoạch; giáo dục của nhà trường
+ Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch
+ Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công
+ Tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Các tổ này hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, các thành viên giúp đỡ nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
- Mỗi lớp học của trường PTDTNT có không quá 35 học sinh.
Có thể thấy rằng, so với trước đây tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT chỉ quy định việc thành lập tổ của trường do hiệu trưởng quyết định tuy nhiên hiện nay đã có quy định thêm cụ thể về nhiệm vụ chi tiết của các tổ phục vụ hoạt động giáo dục đặc thù, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh.
Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 10/04/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?