Chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm khoảng bao nhiêu tiền? Hồ sơ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm gồm những giấy tờ nào?
Thụ tinh trong ống nghiệm được hiểu như thế nào?
- Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP đã khái niệm thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (TTON) là biện pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn bằng cách cho trứng và tinh trùng kết hợp ở ngoài cơ thể (trong ống nghiệm). Phôi thai được tạo thành sau khi trứng và tinh trùng kết hợp thành công sẽ được chuyển lại vào buồng tử cung của người phụ nữ. Phôi sau đó làm tổ, phát triển thành thai nhi như trong các trường hợp thụ thai tự nhiên.
Ngày nay, TTON (tên tiếng anh là IVF) là một phương thức thụ tinh được công nhận, được rất nhiều các cặp bố mẹ sử dụng. Tính đến nay, hàng triệu người trên thế giới đã được ra đời nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản này. Những “đứa trẻ trong ống nghiệm” phát triển bình thường như trẻ sinh nhờ thụ thai tự nhiên.
Chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm khoảng bao nhiêu tiền? Hồ sơ thực hiện TTTON gồm những giấy tờ nào? (Hình internet)
Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm gồm những bước nào? Hồ sơ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm gồm những giấy tờ nào?
*Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật TTON
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
- Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các kỹ thuật này, gồm:
+ Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015/NĐ-CP.Tải về
+ Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kế hoạch điều trị cho cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này và không thể có kế hoạch điều trị phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm gồm có:
- Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
- Hồ sơ khám xác định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
*Tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện TTON
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 57/2015/TT-BYT quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
- Không đang mắc bệnh lý mà không đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai, sinh con; không đang mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền có ảnh hưởng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ khi sinh ra; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
- Người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải có kết luận bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở được phép thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm xác định đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con.
*Quy trình thực hiện TTON
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 57/2015/TT-BYT thì việc thụ tinh trong ống nghiệm được hiểu là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong đó tinh trùng cho thụ tinh với noãn trong môi trường bên ngoài cơ thể (in-vitro). Phôi thu được sẽ chuyển vào buồng tử cung để làm tổ hoặc sẽ được đông lạnh để sử dụng sau.
Về quy trình thụ tinh trong ống nghiệm thì sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
(1) Thăm khám cặp vợ chồng và làm các xét nghiệm cơ bản cần thiết
(2) Đánh giá dự trữ buồng trứng
(3) Kích thích buồng trứng
(4) Theo dõi sự phát triển nang noãn
(5) Tiêm thuốc giúp trưởng thành nang noãn khi đủ điều kiện
(6) Chọc hút noãn qua đường âm đạo dưới hướng dẫn của siêu âm
(7) Bắt đầu hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi;
(8) Đồng thời lấy tinh trùng của người chồng và chuẩn bị tinh trùng;
(9) Cho tinh trùng thụ tinh với noãn theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển (IVF) hoặc bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);
(10) Nuôi cấy trong tủ cấy CO2
(11) Kiểm tra sự thụ tinh của noãn
(12) Nuôi cấy phôi và theo dõi
(13) Chuyển phôi: có thể phôi ngày 2, ngày 3 hoặc ngày 5 (phôi nang), tùy phác đồ của từng cơ sở thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
(14) Tiếp tục hỗ trợ pha hoàng thể nếu chuyển phôi tươi
(15) Thử thai bằng định lượng bhCG huyết thanh
(16) Siêu âm đường âm đạo để xác nhận sự phát triển của thai và vị trí thai.
Chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm khoảng bao nhiêu tiền?
- Để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm, ngoài việc cần chuẩn bị về chuyên môn, sức khỏe, một trong những điều làm cho bệnh nhân lo lắng nhất là chi phí cần chi trả. Theo đó, pháp luật cũng không quy định mức chi phí cụ thể cho việc thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm mà sẽ tùy thuộc vào các đơn vị bệnh viện sẽ có mức phí tương ứng với dịch vụ thực hiện TTON.
- Đối với các trường hợp vô sinh hiếm muộn thông thường, hiện nay chi phí làm IVF tại các trung tâm, bệnh viện khác trên toàn quốc vào khoảng 70 – 100 triệu đồng.
- Để biết chính xác chi phí thụ tinh ống nghiệm cụ thể cho trường hợp của mình là bao nhiêu, bệnh nhân có thể đến trực tiếp bệnh viện chính thống, có chuyên môn cao để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?