Chỉ cần xuất trình thẻ căn cước hoặc thông báo số thẻ BHYT khi làm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh đúng không?

Chỉ cần xuất trình thẻ căn cước hoặc thông báo số thẻ BHYT khi làm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh đúng không? - Câu hỏi của anh H.K (Bắc Ninh).

Chỉ cần xuất trình thẻ căn cước hoặc thông báo số thẻ BHYT khi làm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh đúng không?

Theo khoản 19 Điều 1 Dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế có đề xuất trình tự, thủ tục khám bệnh chữa bệnh BHYT (Bảo hiểm y tế) như sau:

Trình tự, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Khi có nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu đã đăng ký để khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện một trong các quy định sau đây:
a) Xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì xuất trình kèm theo một trong các giấy tờ có ảnh: thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ bảo hiểm xã hội hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân khác được pháp luật quy định; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế;
b) Thông báo số thẻ bảo hiểm y tế hoặc mã số bảo hiểm y tế nếu thẻ bảo hiểm y tế đã tích hợp với cơ sở dữ liệu về dân cư của Bộ Công an.

Theo đó, khi thực hiện thủ tục khám bệnh chữa bệnh bảo hiểm y tế thì người tham gia bảo hiểm y tế chỉ cần xuất trình:

+ Thẻ BHYT có ảnh.

+ Thẻ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/hộ chiếu/sổ bảo hiểm xã hội/giấy tờ khác nếu thẻ BHYT chưa có ảnh

+ Trẻ dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.

Hoặc người tham gia BHYT chỉ cần thông báo số thẻ BHYT/mã số BHYT đã tích hợp với Cơ sở dữ liệu về dân cư. Đây là một điểm mới nổi bật trong dự thảo về thủ tục khám bệnh chữa bệnh.

Hiện hành, việc xuất trình giấy tờ khi khám bệnh, chữa bệnh BHYT được quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP quy định người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình:

- Thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc căn cước công dân;

- Trường hợp xuất trình thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2 theo quy định tại Nghị định số 59/2022/NĐ-CP

- Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

Nghĩa là, hiện nay việc khám bệnh, chữa bệnh BHYT yêu cầu phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh/thẻ BHYT không có ảnh cùng giấy tờ nhân thân, trẻ dưới 06 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.

Chỉ cần xuất trình thẻ căn cước hoặc thông báo số thẻ BHYT khi làm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh đúng không?

Chỉ cần xuất trình thẻ căn cước hoặc thông báo số thẻ BHYT khi làm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh đúng không?

Trường hợp cấp cứu thì người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình giấy tờ gì?

Theo khoản 19 Điều 1 Dự thảo sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế nêu rõ: Trong trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình, thông báo thông tin về thẻ bảo hiểm y tế hoặc mã số bảo hiểm y tế như khi thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trước khi ra viện.

Hiện hành, khoản 6 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về việc xuất trình giấy tờ trong trường hợp cấp cứu như sau:

Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
....
6. Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, hiện nay người tham gia bảo hiểm phải xuất trình xuất trình thẻ BHYT có ảnh/thẻ BHYT không có ảnh cùng giấy tờ nhân thân trong trường hợp cấp cứu. Quy định mới trong dự thảo có phần đơn giản hóa thủ tục này bằng việc chỉ cần xuất trình, thông báo thông tin về thẻ BHYT/mã số BHYT trước khi ra viện.

Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:

- Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây

+ Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

+ Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ của các vị trí trực khám chữa bệnh trong bệnh viện theo Thông tư 32/2023/TT-BYT là gì?
Pháp luật
Bác sĩ có phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai biến trong chữa bệnh dù làm đúng quy định chuyên môn kỹ thuật không?
Pháp luật
Không ưu tiên khám chữa bệnh đối với người từ đủ 90 tuổi trở lên bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bác sĩ có thể thực hiện khám chữa bệnh online đối với bệnh nhân rối loạn tâm thần được hay không?
Pháp luật
Bác sĩ là người nước ngoài có được sử dụng tiếng Anh để khám chữa bệnh cho bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người bệnh được quyền từ chối khám chữa bệnh trong mọi trường hợp đúng không? Người bệnh có cần phải tôn trọng người hành nghề khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Bác sĩ đang nuôi con 8 tháng tuổi có phải tham gia khám chữa bệnh khi có dịch bệnh truyền nhiễm không?
Pháp luật
Có thể thực hiện phẫu thuật, can thiệp có xâm nhập cơ thể khi không có sự đồng ý của người bệnh không?
Pháp luật
Người đã tham gia chữa bệnh bằng y học cổ truyền 40 năm có được cấp Giấy chứng nhận lương y không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
513 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào