Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất được thực hiện khi nào? Nội dung báo cáo công tác dân tộc đột xuất được quy định như thế nào?
Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất được thực hiện khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 06/2022/TT-UBDT có quy định như sau:
Các loại chế độ báo cáo công tác dân tộc
...
3. Báo cáo công tác dân tộc đột xuất được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Đồng thời, căn cứ Điều 8 Thông tư 06/2022/TT-UBDT có quy định như sau:
Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất
1. Đối tượng báo cáo: Theo quy định tại Điều 2 Thông tư này, khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các trường hợp báo cáo đột xuất:
a) Báo cáo đột xuất theo văn bản hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc khi có yêu cầu của các cơ quan của Đảng, Nhà nước và của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
b) Báo cáo gấp các vụ việc nổi cộm liên quan đến công tác dân tộc, phát sinh đột xuất như thiệt hại do thiên tai, diễn biến bất thường về an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng DTTS&MN, chặt phá rừng, di cư đi và đến, hoạt động tôn giáo trái pháp luật và những vụ việc đột xuất khác;
3. Nội dung báo cáo: Tóm tắt tình hình diễn biến của sự việc và nguyên nhân phát sinh; những biện pháp đã áp dụng để xử lý, ngăn chặn và kết quả xử lý; những đề xuất, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền.
Theo đó, nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực công tác dân tộc, chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất được các đối tượng sau đây thực hiện khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác dân tộc trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ).
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc (sau đây gọi tắt là UBND cấp tỉnh).
- Ban Dân tộc, Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh).
Cụ thể, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu các chủ thể thực hiện báo cáo đột xuất trong các trường hợp sau:
- Báo cáo đột xuất theo văn bản hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc khi có yêu cầu của các cơ quan của Đảng, Nhà nước và của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc;
- Báo cáo gấp các vụ việc nổi cộm liên quan đến công tác dân tộc, phát sinh đột xuất như thiệt hại do thiên tai, diễn biến bất thường về an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội vùng DTTS&MN, chặt phá rừng, di cư đi và đến, hoạt động tôn giáo trái pháp luật và những vụ việc đột xuất khác.
Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất được thực hiện khi nào? Nội dung báo cáo công tác dân tộc đột xuất được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-UBDT có quy định như sau:
Yêu cầu đối với chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề và các báo cáo khác được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công tác dân tộc
...
3. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất
a) Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất được ban hành tại văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP;
Theo đó, yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất bao gồm:
- Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất được ban hành tại văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
- Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2019/NĐ-CP.
Như vậy, chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 09/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo đột xuất
...
2. Chế độ báo cáo đột xuất được ban hành phải bao gồm tối thiểu các nội dung thành phần nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 7, đồng thời đáp ứng các yêu cầu tương ứng nêu tại Điều 8 Nghị định này.
Theo đó, chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất phải bao gồm các thành phần nội dung như sau:
- Tên báo cáo;
- Nội dung yêu cầu báo cáo;
- Đối tượng thực hiện báo cáo;
- Cơ quan nhận báo cáo;
- Phương thức gửi, nhận báo cáo;
- Thời hạn gửi báo cáo;
Ngoài ra, chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất phải đồng thời đáp ứng các yêu cầu tương ứng nêu tại Điều 8 Nghị định 09/2019/NĐ-CP.
Nội dung báo cáo công tác dân tộc đột xuất được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 06/2022/TT-UBDT có quy định như sau:
Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất
...
3. Nội dung báo cáo: Tóm tắt tình hình diễn biến của sự việc và nguyên nhân phát sinh; những biện pháp đã áp dụng để xử lý, ngăn chặn và kết quả xử lý; những đề xuất, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền.
Theo đó, nội dung báo cáo công tác dân tộc đột xuất bao gồm tóm tắt tình hình diễn biến của sự việc và nguyên nhân phát sinh; những biện pháp đã áp dụng để xử lý, ngăn chặn và kết quả xử lý; những đề xuất, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền.
Thông tư 06/2022/TT-UBDT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 2 Tết 2025 là ngày mấy dương lịch? Mùng 2 âm lịch là thứ mấy 2025? Nghỉ Tết Âm lịch 2025 mấy ngày?
- Mẫu đơn dự sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu đơn dự sơ tuyển?
- Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay và ý nghĩa? Giao thừa 2025 đi làm được hưởng lương như thế nào?
- Tự xông đất đầu năm 2025 có tốt không? Người đi xông đất đầu năm cần làm gì? Xông đất đầu năm kiêng gì?
- Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?