Chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ 10/6/2022?
Thực trạng công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật hiện nay?
Tại Công văn 2019/BVHTTDL-NTBD năm 2022 về chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định về thực trạng công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật cụ thể như sau:
Sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong cả nước đã có những bước chuyển mạnh mẽ, thích ứng trong điều kiện bình thường mới, góp phần trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, hỗ trợ thiết thực, hiệu quả trong việc phục hồi kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam đối với quốc tế. Tuy nhiên, quá trình tổ chức các hoạt động vẫn tồn tại một số hiện tượng vi phạm quy định pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật: Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan từ 10/6/2022?
Chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật?
Đối với quy định về chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật thì tại Công văn 2019/BVHTTDL-NTBD năm 2022 về chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định cụ thể như sau:
Để chấn chỉnh tình trạng trên, góp phần xây dựng môi trường thưởng thức văn hóa lành mạnh, đúng định hướng, chủ trương của Đảng và pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa và Thể thao/ Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thực hiện nghiêm một số nội dung sau:
(1) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, quảng cáo và quyền tác giả, quyền liên quan.
(2) Rà soát các văn bản chấp thuận, giấy phép trong hoạt động văn hóa bảo đảm tính thống nhất giữa tên gọi với nội dung, danh hiệu, giải thưởng và theo đề án đã được phê duyệt. Các nội dung trong thành phần hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cần thống nhất nội dung đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(3) Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận hồ sơ theo quy định về thủ tục hành chính; bảo đảm các hoạt động được thực hiện phù hợp với tình hình an ninh chính trị, thực tiễn văn hóa - xã hội tại địa phương, theo đúng quy định của pháp luật.
(4) Cập nhật đầy đủ thông tin các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử theo đúng quy định; chủ động phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn về văn hóa trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để thống nhất trong công tác quản lý nhà nước.
(5) Giám sát nội dung việc thực hiện các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đã được chấp thuận, cấp phép; áp dụng biện pháp quản lý hành chính theo quy định, thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quy định về trật tự quản lý nhà nước trên địa bàn và không gian mạng theo thẩm quyền.
(6) Tiếp nhận có chọn lọc thông tin dư luận và cơ quan báo chí, truyền thông để kịp thời xử lý, chấn chỉnh công tác thi hành quy định pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí, cuộc thi người đẹp, người mẫu tại địa phương.
(7) Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, bảo đảm khai thác, sử dụng các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thời thực hiện đúng các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và theo thỏa thuận bằng văn bản có hiệu lực pháp lý tại Việt Nam giữa tác giả, chủ sở hữu quyền và bên khai thác, sử dụng.
Thẩm quyền giải quyết vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh về hoạt động văn hóa, nghệ thuật?
Tại Công văn 2019/BVHTTDL-NTBD năm 2022 về chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định về thẩm quyền giải quyết vướng măc hoặc vấn đề phát sinh về hoạt động văn hóa, nghệ thuật cụ thể là trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan có ý kiến trao đổi bằng văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để giải quyết theo thẩm quyền.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?
- Kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Kiểm toán viên không được kiểm toán đối với các bộ phận?