Câu hỏi rung chuông vàng 22 12 có đáp án? Câu hỏi Rung chuông vàng về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam nhân ngày 22 12?
Câu hỏi rung chuông vàng 22 12 có đáp án? Câu hỏi Rung chuông vàng về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam nhân ngày 22 12?
Xem thêm: Diễn văn 22/12 kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội Quốc phòng toàn dân
Câu hỏi rung chuông vàng 22 12 có đáp án (Câu hỏi Rung chuông vàng về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam nhân ngày 22 12) như sau:
Câu hỏi rung chuông vàng 22 12 có đáp án (Câu hỏi Rung chuông vàng về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam nhân ngày 22 12) Câu 1. Chiến dịch nào chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam? Chiến dịch Hồ Chí Minh Câu 2. Cấp tổ chức thấp nhất của QĐND Việt Nam? Tiểu đội Câu 3. Vị Đại tướng nào đã từng giữ chức chủ tịch nước? Lê Đức Anh Câu 4. Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam? 22/12/1944 Câu 5. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không diễn ra trong thời gian bao lâu? 12 ngày đêm Câu 6. Hãy cho biết cơ quan ngôn luận chính thức của QĐND Việt Nam? Báo quân đội nhân dân Câu 7. Ngày 22/12 năm nào được Ban Bí thư T.Ư Đảng quyết định lấy ngày thành lập QĐND Việt Nam (22-12) là ngày hội Quốc phòng toàn dân? Ngày 22/12/1989 Câu 8. Tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam? Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân Câu 9. Quân kỳ của QĐND Việt Nam có dòng chữ gì? Quyết thắng Câu 10. Ngày đầu thành lập VNTTGPQ có bao nhiêu chiến sĩ? 34 Chiến sĩ Câu 11. Chiến dịch nào chấm dứt cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp tại Đông Dương? Điện Biên Phủ Câu 12. Hệ thống quân hàm sĩ quan QĐND Việt Nam có những cấp nào? Tướng, Tá, Úy Câu 13. Pháp xâm lược Việt Nam vào năm nào? 1858 Câu 14. Tên gọi “Quân đội nhân dân Việt Nam” là do ai đặt? Chủ tịch Hồ Chí Minh Câu 15. Chiến sĩ có mấy cấp? Gồm những cấp nào? 2 cấp: Binh nhất, binh nhì ...Xem tiếp... Thông tin mang tính chất tham khảo. |
Xem thêm: Thiệp chúc mừng ngày 22 tháng 12 đẹp nhất
Xem thêm: Mẫu biểu trưng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Câu hỏi rung chuông vàng 22 12 có đáp án? Câu hỏi Rung chuông vàng về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam nhân ngày 22 12? (Hình từ Internet)
Đánh giá định kì học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ra sao?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá định kì học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông như sau:
(1) Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.
- Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.
(2) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 (một) lần đánh giá giữa kì và 01 (một) lần đánh giá cuối kì.
(3) Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 (một) điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 (một) điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).
(4) Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại (2), (3) nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.
(5) Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại (4) thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.
Sĩ quan trong quân đội sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 12 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 có quy định sĩ quan trong quân đội sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
Tiêu chuẩn chung bao gồm:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
- Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
- Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan sẽ do cấp có thẩm quyền quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch hình thoi có ý nghĩa gì? Vạch kẻ đường hình con thoi là vạch gì? Có phải ưu tiên chấp hành vạch hình thoi?
- Mẫu Biên bản họp chi bộ giới thiệu nhân sự? Tải về Biên bản họp chi bộ giới thiệu nhân sự Đại hội?
- Thu hồi giấy phép hoạt động xây dựng đối với nhà thầu nước ngoài trong trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Mẫu thông báo thay đổi địa chỉ công ty gửi khách hàng? Công ty chuyển địa chỉ trụ sở chính thì cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
- Nghị định 175 quy định việc áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng như thế nào? Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng?