Cập nhật 15/03/2022: Bộ Y tế định nghĩa việc 'ra khỏi nơi cách ly' đối với người đang mắc Covid-19 quản lý tại nhà như thế nào?
Việc thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm đối với người mắc Covid-19 quản lý tại nhà được hướng dẫn như thế nào?
Theo hướng dẫn tại mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 khi quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19 cần thực hiện các biện pháp sau đây để phòng, chống lây nhiễm, cụ thể:
"5. HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TẠI NHÀ
...
5.4. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm
Người mắc COVID-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc COVID-19 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau:
a) Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.
b) Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với người mắc COVID-19.
c) Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa…) tại khu vực này.
d) Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn.
đ) Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định."
Theo đó, người mắc Covid-19 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người mắc Covid-19 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau:
- Người mắc Covid-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.
- Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với người mắc Covid-19.
- Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa…) tại khu vực này.
- Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa… hàng ngày và khi dây bẩn.
- Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.
Cập nhật 15/03/2022: Bộ Y tế định nghĩa việc "ra khỏi nơi cách ly" đối với người đang mắc Covid-19 quản lý tại nhà như thế nào?
Có hay không việc F0 điều trị Covid-19 tại nhà vẫn được phép ra khỏi nơi cách ly?
Với nội dung hướng dẫn "Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác", tại Công văn 254/KCB-NV ngày 15/03/2022, Bộ Y tế giải đáp như sau:
"2. Khi triển khai “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”, đề nghị hướng dẫn, làm rõ một số nội dung như sau:
a) Điểm a, mục 5.4 quy định “a) Người mắc COVID-19 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.”. “Nơi cách ly” trong quy định này được hiểu là phòng cách ly trong nhà. Người mắc COVID-19 có thể ra khỏi nơi cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà."
Như vậy, cụm từ "nơi cách ly" được hiểu là phòng cách ly trong nhà. Người mắc Covid-19 có thể ra khỏi nơi cách ly, nhưng không được ra khỏi nhà. Khi phải ra khỏi nơi cách ly ở trong nhà, người mắc Covid-19 phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.
"Người lớn (trên 16 tuổi)" được hiểu là “Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi”
Cũng theo Công văn 254/KCB-NV ngày 15/03/2022, Bộ Y tế đề nghị hướng dẫn cách hiểu "Người lớn (trên 16 tuổi)" là “Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi”, cụ thể như sau:
"2. Khi triển khai “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19”, đề nghị hướng dẫn, làm rõ một số nội dung như sau:
..
b) Mục 5.1.3 “Người lớn (trên 16 tuổi)”: đề nghị hướng dẫn là “Người lớn và trẻ em trên 16 tuổi”."
Theo đó, việc quản lý tại nhà đối với người lớn (trên 16 tuổi) mắc Covid-19 theo hướng dẫn tại mục 5 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 604/QĐ-BYT năm 2022 sẽ được áp dụng đồng thời đối người lớn và trẻ em trên 16 tuổi khi theo dõi các dấu hiệu nhiễm bệnh và cách dùng thuốc điều trị bệnh, cụ thể như sau:
"5. HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ TẠI NHÀ
...
5.1.3. Người lớn (trên 16 tuổi)
a) Theo dõi các dấu hiệu:
- Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).
- Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…
b) Dấu hiệu bất thường: Phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà/cơ sở lưu trú: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa người mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
(1) Khó thở, thở hụt hơi.
(2) Nhịp thở ≥ 20 lần/phút.
(3) SpO2 ≤ 96%.
(4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.
(5) Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu < 90 mmHg, huyết áp tâm trương < 60 mmHg (nếu có thể đo).
(6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
(7) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
(8) Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật.
(9) Không thể ăn uống do nôn nhiều.
(10) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc COVID-19 mà thấy cần khám, chữa bệnh."
5.2. Điều trị
a) Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,50 C hoặc đau đầu nhiều:
- Người lớn: paracetamol, mỗi lần 01 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ. Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g (4000mg)/ngày.
- Trẻ em: paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi nếu không biết cân nặng của trẻ, chi tiết trong Phụ lục số 02); Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.
b) Dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích người mắc COVID-19 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây. Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước;
c) Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.
d) Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:
- Ho nhiều: Có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trong khi sử dụng thuốc
- Ngạt mũi, sổ mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.
- Tiêu chảy: chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic), men tiêu hóa.
đ) Với người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú: tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.
e) Các thuốc khác: thuốc kháng vi rút… dùng khi có chỉ định, kê đơn theo quy định hiện hành.
g) Lưu ý:
- Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm… khi chưa có chỉ định, kê đơn.
- Không xông cho trẻ em."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?