Cảnh báo trang web giả mạo Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam? Hướng dẫn nhận diện Cổng dịch vụ công ngành BHXH?
Thông tin các trang web giả mạo Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ tại Thông báo 3753/TB-BHXH năm 2023 có đính kèm Phụ lục Thông tin trang web giả mạo và nhận diện Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Công văn 1520/CNTT-HTA năm 2023, các trang web giả mạo và nhận diện cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm có như sau:
(1) Trang web giả mạo:
- Giao diện:
- Tên miền: dichvucongbaohiemxahoi[.]com
(2) Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam:
- Giao diện:
- Tên miền: dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn
Tên miền sử dụng có .GOV.VN dành cho các cơ quan nhà nước:
- Tín nhiệm mạng: Nhãn chứng nhận Tín nhiệm mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ở cuối trang web (tra cứu thông tin tại địa chỉ https://tinnhiemmang.vn/danh-ba- tin-nhiem/):
- Chứng chỉ bảo mật quốc tế:
Chứng chỉ bảo mật quốc tế của GlobalSign, nội dung thông tin chứng chỉ số được cấp là “CN = *.baohiemxahoi.gov.vn, O = Bảo hiểm Xã hội Việt Nam”:
Cảnh báo trang web giả mạo Cổng dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam? Hướng dẫn nhận diện Cổng dịch vụ công ngành BHXH? (Hình từ internet)
Hướng dẫn nhận diện Cổng dịch vụ công ngành Bảo hiểm xã hội?
Tại Thông báo 3753/TB-BHXH năm 2023, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn nhận diện Cổng dịch vụ công ngành BHXH như sau:
- Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam chỉ có một tên miền và địa chỉ là https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/, trong cấu trúc tên miền có “.GOV.VN” dành cho các cơ quan nhà nước (BHXH Việt Nam không sử dụng tên miền có cấu trúc .COM.VN, .COM mà trang web giả mạo đang sử dụng).
- Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam được gán nhãn chứng nhận tín nhiệm mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ở cuối trang, tra cứu thông tin tại địa chỉ https://tinnhiemmang.vn/danh-ba-tin-nhiem/.
- Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam sử dụng chứng chỉ bảo mật quốc tế GlobalSign, thông tin chứng chỉ số được cấp có nội dung “CN = *.baohiemxahoi.gov.vn, O = Bảo hiểm Xã hội Việt Nam”.
Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.
Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định nêu trên.
Mức đóng Bảo hiểm xã hội năm 2023 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, quy định về mức đóng Bảo hiểm xã hội năm 2023 như sau:
- Đối với người sử dụng lao động:
+ Mức đóng bảo hiểm xã hội: Mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động: 17%, trong đó, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
+ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp: 1%
+ Quỹ bảo hiểm y tế: 3%
+ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5%
- Đối với người lao động Việt Nam:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc: 8%
+ Bảo hiểm y tế: 1,5%
+ Bảo hiểm thất nghiệp: 1%
Như vậy, mức đóng các loại bảo hiểm bắt buộc của người sử dụng lao động năm 2023 là 21,5%.
Mức đóng các loại Bảo hiểm bắt buộc của người lao động là 10,5%
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?