Căn cứ nào để lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố?
- Lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố dựa vào những căn cứ nào?
- Thực hiện đề nghị đưa vào danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố theo chỉ định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như thế nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định đưa hoặc không đưa tổ chức, cá nhân vào danh sách liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố theo yêu cầu của quốc gia khác?
Lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách và công bố danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc không liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
1. Căn cứ lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố bao gồm:
a) Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành trên cơ sở Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc;
b) Yêu cầu của quốc gia khác;
c) Kết quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự;
d) Bằng hoạt động nghiệp vụ của mình, các cơ quan chức năng của Việt Nam có căn cứ để cho rằng một cá nhân, tổ chức đã hoặc chuẩn bị thực hiện một trong các hành vi được quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Luật phòng, chống khủng bố.
2. Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan kịp thời cập nhật danh sách chỉ định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều này để lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân có liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công an danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; tổ chức, cá nhân được đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố.
3. Các tổ chức tài chính, tổ chức cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác phải có trách nhiệm thường xuyên cập nhật danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; tổ chức, cá nhân được đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và thực hiện việc tạm ngừng lưu thông, phong tỏa tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố dựa vào những căn cứ sau:
- Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ban hành trên cơ sở Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc.
- Yêu cầu của quốc gia khác.
- Kết quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
Căn cứ nào để lập danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố? (Hình từ Internet)
Thực hiện đề nghị đưa vào danh sách, đưa ra khỏi danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố theo chỉ định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định việc đề nghị đưa vào danh sách, đưa ra khỏi danh sách chỉ định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc như sau:
- Khi phát hiện tổ chức, cá nhân thỏa mãn tiêu chí để xác định là tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được ban hành trên cơ sở Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc mà chưa được đưa vào danh sách chỉ định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thì Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan lập danh sách, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Liêp hợp quốc đưa tổ chức, cá nhân đó vào danh sách chỉ định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
- Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân thuộc danh sách chỉ định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhưng không thỏa mãn tiêu chí để xác định là tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố theo quy định của các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc được ban hành trên cơ sở Chương VII của Hiến chương Liên hợp quốc thì Bộ Công an chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Liêp hợp quốc đưa tổ chức, cá nhân đó ra khỏi danh sách chỉ định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ai có thẩm quyền quyết định đưa hoặc không đưa tổ chức, cá nhân vào danh sách liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố theo yêu cầu của quốc gia khác?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 122/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Tiếp nhận, xử lý yêu cầu của quốc gia khác về việc xác định tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc không liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố; đề nghị quốc gia khác xác định tổ chức, cá nhân liên quan hoặc không liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
1. Khi nhận được yêu cầu của quốc gia khác về việc xác định tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc không liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan xem xét. Nếu có cơ sở hợp lý để cho rằng tổ chức, cá nhân đó có liên quan hoặc không liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì Bộ trưởng Bộ Công an quyết định đưa hoặc không đưa tổ chức, cá nhân đó vào danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố và thông báo cho quốc gia có yêu cầu biết.
...
Như vậy theo quy định trên Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định đưa hoặc không đưa vào danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố theo yêu cầu của quốc gia khác.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng lộ trình tính tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi?
- Lời chúc 27 2 cho vợ chồng mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam? Ngày 27 2 ngày Thầy thuốc Việt Nam có phải là ngày lễ lớn không?
- Định luật bảo toàn khối lượng là gì? Công thức định luật bảo toàn khối lượng? Nhiệm vụ của học sinh lớp 8 là gì?
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công bao gồm những nội dung nào? Chi phí thẩm định báo cáo được lấy từ đâu?
- Trợ giúp pháp lý là gì? Trợ giúp pháp lý có phải là trách nhiệm của Nhà nước không? Người được trợ giúp pháp lý gồm?