Cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số có được ưu tiên trong cơ cấu chức danh cán bộ thuộc công tác quy hoạch cán bộ năm 2022 không?
Đối tượng, nhiệm kỳ và hiệu lực trong công tác quy hoạch cán bộ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy định 50/QĐ-TW năm 2021 quy định về Chức danh, đối tượng, nhiệm kỳ, hiệu lực quy hoạch như sau:
“Điều 4. Chức danh, đối tượng, nhiệm kỳ, hiệu lực quy hoạch
1. Chức danh quy hoạch:
Các chức danh cấp ủy, lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, bao gồm:
- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và chức danh phải lấy ý kiến thẩm định của các ban, cơ quan đảng ở Trung ương.
- Các chức danh thuộc diện các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.
2. Đối tượng quy hoạch:
Đối tượng quy hoạch cấp ủy, lãnh đạo, quản lý gồm 2 đối tượng, cụ thể:
- Đối tượng 1, đối tượng 2 của các chức danh diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và các chức danh ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương thực hiện theo Phụ lục 1A, 1B.
- Đối tượng 1 và đối tượng 2 của các chức danh khác theo phân cấp quản lý cán bộ, các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương căn cứ vào Phụ lục 1A, 1B để xác định cụ thể đối tượng của các chức danh quy hoạch theo quy định.
3. Nhiệm kỳ quy hoạch:
Quy hoạch cho một nhiệm kỳ và định hướng cho nhiệm kỳ kế tiếp.
4. Hiệu lực quy hoạch:
- Quy hoạch cán bộ có hiệu lực từ ngày cấp có thẩm quyền ký, ban hành quyết định phê duyệt. Quy hoạch hết hiệu lực khi cán bộ được bổ nhiệm vào chức danh quy hoạch hoặc đưa ra khỏi quy hoạch hoặc kết thúc nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quy hoạch.”
Như vây cấp ủy, lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị sẽ có các chứng danh và đối tượng được quy hoạch cho một nhiệm kỳ.
Tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi và các trường hợp đương nhiên ra khỏi quy hoạch?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy định 50/QĐ-TW năm 2021 được hướng dẫn bởi Mục II Hướng dẫn 16-HD/BTCTW năm 2022 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi quy hoạch như sau:
- Về tiêu chuẩn, điều kiện:
Tại thời điểm xem xét, phê duyệt quy hoạch, nhân sự phải cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Về trình độ chuyên môn: Phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng với chức danh bổ nhiệm.
- Về trình độ lý luận chính trị:
+ Cán bộ quy hoạch các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm.
+ Cán bộ quy hoạch các chức danh diện các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương quản lý: Đối tượng 1 phải đáp ứng tiêu chuẩn lý luận chính trị tương ứng của chức danh bổ nhiệm; đối tượng 2 có thể chưa bảo đảm tiêu chuẩn lý luận chính trị nhưng sau khi được quy hoạch phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện tiêu chuẩn lý luận chính trị theo quy định.
- Chưa nhất thiết phải đáp ứng ngay các tiêu chuẩn: Kinh qua chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp dưới, trình độ quản lý nhà nước...
Ví dụ:
+ Đối với quy hoạch chức danh phó bí thư tỉnh ủy, tại thời điểm xem xét quy hoạch, nhân sự không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ một số tiêu chuẩn sau: Đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện (bí thư, phó bí thư cấp ủy cấp huyện, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND cấp huyện); có trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
+ Đối với quy hoạch chức danh thứ trưởng, tại thời điểm xem xét quy hoạch, nhân sự không nhất thiết phải đáp ứng đầy đủ một số tiêu chuẩn sau: Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương trở lên hoặc phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND trở lên của cấp tỉnh; có trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
- Về độ tuổi:
Cán bộ được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải trọn 1 nhiệm kỳ kế tiếp đó (60 tháng). Khi rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, cán bộ đưa vào quy hoạch phải còn đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên.
- Thời điểm tính tuổi quy hoạch:
Thời điểm tính tuổi: Kế thừa cách tính thời điểm được quy định tại Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị, cụ thể:
+ Thời điểm tính tuổi quy hoạch các chức danh lãnh đạo cấp ủy nhiệm kỳ 2025-2030: Cấp xã tháng 4/2025, cấp huyện tháng 6/2025, cấp tỉnh tháng 9/2025.
+ Thời điểm tính tuổi quy hoạch các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ 2026-2031: Tháng 5/2026.
+ Thời điểm tính tuổi quy hoạch các chức danh lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của nhiệm kỳ kế tiếp được xác định theo thời điểm đại hội các cấp của mỗi tổ chức nhiệm kỳ hiện tại cộng với 5 năm (60 tháng).
- Tuổi rà soát, bổ sung quy hoạch cho nhiệm kỳ hiện tại bằng tuổi nghỉ hưu thực tế của cán bộ theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, ngày 18/11/2020 của Chính phủ trừ đi tuổi của cán bộ tại thời điểm rà soát, bổ sung quy hoạch phải còn ít nhất 72 tháng đối với đối tượng 1 và còn ít nhất 02 nhiệm kỳ (120 tháng) đối với đối tượng 2.
- Đối với cán bộ nữ thuộc đối tượng được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thì tuổi quy hoạch được xác định theo độ tuổi được quy định và thực hiện như phương pháp nêu trên.
Cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số có được ưu tiên cơ cấu chức danh cán bộ trong công tác quy hoạch hay không?
Hệ số, số lượng và cơ cấu loại cán bộ trong công tác quy hoạch?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy định 50/QĐ-TW năm 2021 được hướng dẫn bởi tiểu mục 8, tiểu mục 9 Mục II Hướng dẫn 16-HD/BTCTW năm 2022 quy định về hệ số, số lượng và cơ cấu như sau:
“Căn cứ Quy định số 50-QĐ/TW, ngày 27/12/2021 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ (sau đây gọi tắt là Quy định số 50-QĐ/TW), Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ như sau:
...
II- MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ
...
8- Về hệ số, số lượng chức danh quy hoạch
- Hệ số quy hoạch cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp từ 1,0 - 1,5 lần so với số lượng theo quy định.
Ví dụ: Đảng bộ tỉnh A được xác định số lượng ủy viên ban chấp hành là 50 đồng chí; ủy viên ban thường vụ là 15 đồng chí; số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra là 9 đồng chí. Số lượng quy hoạch tối đa sẽ là: (1) Ủy viên ban chấp hành: 50 đồng chí nhân với hệ số 1,5 thì tối đa là 75 người; (2) Ủy viên ban thường vụ: 15 đồng chí nhân với hệ số 1,5 thì tối đa là 22,5 người, làm tròn thành 23 người; (3) Ủy viên Ủy ban Kiểm tra: 9 đồng chí nhân với hệ số 1,5 thì tối đa là 13,5 người, làm tròn thành 14 người.
- Số lượng chức danh quy hoạch lãnh đạo, quản lý:
+ Một chức danh lãnh đạo, quản lý quy hoạch không quá 3 cán bộ.
Ví dụ: Theo quy định, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy A có 3 phó trưởng ban, số lượng quy hoạch tối đa sẽ là: 3 đồng chí nhân với 3 thì tối đa là 9 người.
+ Một cán bộ quy hoạch không quá 3 chức danh ở cùng một cấp phê duyệt quy hoạch (không bao gồm chức danh ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra cấp ủy các cấp).
Ví dụ:
Đồng chí Nguyễn Văn B, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy X nhiệm kỳ 2020-2025 được giới thiệu quy hoạch tối đa 3 chức danh thuộc diện Trung ương quyết định phê duyệt quy hoạch (Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh X; Phó Trưởng ban Đảng Trung ương, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội... nhưng tối đa không quá 3 chức danh).
Đồng chí Nguyễn Văn C, Vụ trưởng thuộc Bộ Y được giới thiệu quy hoạch tối đa 3 chức danh thuộc diện Trung ương quyết định phê duyệt quy hoạch (Thứ trưởng, Bộ trưởng Bộ Y hoặc Thứ trưởng bộ khác hoặc Phó Trưởng ban Đảng Trung ương, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương... nhưng tối đa không quá 3 chức danh).
9- Về cơ cấu, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số ở cấp xã và tương đương, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định cụ thể để thực hiện thống nhất cho phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị.”
Như vậy, cơ cấu, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số sẽ được quy định cụ thể để thực hiện thống nhất cho phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị. Do đó trong trường hợp của bạn sẽ tùy vào tình hình, đặc điểm của địa phương của bạn mà cơ cấu, tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ ngời dân tộc thiểu số sẽ được quy định riêng biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?