Cán bộ, đảng viên có những biểu hiện nào được xem là suy thoái đạo đức, lối sống? Nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức là gì?

Cho hỏi những biểu hiện nào được xem là suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên? Nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức là gì? Câu hỏi của anh Hoàng đến từ Hà Nội.

Những biểu hiện nào được xem là suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 04-NQ/TW năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương đã quy định về những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên như sau:

- Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.

- Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành.

- Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.

- Mắc bệnh “thành tích”, háo danh, phô trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, “đánh bóng” tên tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; “chạy thành tích”, “chạy khen thưởng”, “chạy danh hiệu”.

- Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.

- Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tuỳ tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

- Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.

- Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

- Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội.

Như vậy, cán bộ, đảng viên có một trong chín biểu hiện nêu trên thì sẽ được xem là suy thoái đạo đức, lối sống.

Những biểu hiện nào được xem là suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên? Nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức là gì?

Cán bộ, đảng viên có những biểu hiện nào được xem là suy thoái đạo đức, lối sống? Nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức là gì? (Hình từ Internet)

Nguyên nhân nào dẫn đến việc suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 04-NQ/TW năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương đã đưa ra những nhận định về nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên như sau:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Tác động từ khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu; từ mặt trái của kinh tế thị trường, những hoạt động lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

+ Các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình; cổ suý cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa; đồng thời, cấu kết với các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng suy thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài

+ Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm, còn có biểu hiện “nhẹ trên, nặng dưới”. Công tác quản lý cán bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ. Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng; nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm, chưa có cơ chế để bảo vệ người đấu tranh phê bình.

+ Chưa chủ động và thiếu giải pháp phù hợp để định hướng thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ. Việc quản lý thông tin còn lỏng lẻo, thiếu giải pháp đủ mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các thông tin sai lệch, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị.

Mục tiêu của việc đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là gì?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục III Nghị quyết 04-NQ/TW năm 2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định như sau:

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM
1- Mục tiêu
Nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ của dân, phục vụ nhân dân. Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Như vậy, mục tiêu của việc đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên là nhằm khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ. Qua đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, gương mẫu.

Cán bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÁN BỘ
Đảng viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quyết định 164-QĐ/TW về quy trình giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý?
Pháp luật
Quyết định 165-QĐ/TW về quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên thuộc thẩm quyền BCHTW Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư như thế nào?
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến tìm hiểu về tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuần 7 ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn viết Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của Đảng viên, cán bộ chi tiết như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ, đảng viên thực hiện văn hóa từ chức khi không đủ khả năng, uy tín theo Quy định 144-QĐ/TW?
Pháp luật
Những điều Đảng viên không được làm theo quy định mới nhất là gì? Đảng viên vi phạm pháp luật bị kỷ luật thế nào?
Pháp luật
Đảng viên để được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì phải có sáng kiến kinh nghiệm? Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên thuộc về ai?
Pháp luật
Có miễn sinh hoạt đảng đối với đảng viên đi thăm người thân ở nước ngoài thời gian trên ba tháng hay không?
Pháp luật
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho cán bộ công chức viên chức khi đào tạo bồi dưỡng theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Nữ Đảng viên tham gia đánh bạc dưới hình thức số đề nếu có nhiều chức vụ thì cách chức một chức vụ hay tất cả?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ
9,930 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ Đảng viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào