Cán bộ, công chức, viên chức nữ làm việc trong cơ quan Bộ GD&ĐT được ưu tiên xét nâng bậc lương trước thời hạn?
- Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức công tác trong cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo được nâng bậc lương trước thời hạn?
- Tiêu chí ưu tiên khi xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác trong cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo?
- Hồ sơ đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác trong cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo?
Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức công tác trong cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo được nâng bậc lương trước thời hạn?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục II Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5487/QĐ-BGDĐT năm 2010 quy định về đối tượng nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận (bằng văn bản) trong thực hiện nhiệm vụ, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch và còn thiếu từ 01 tháng đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại Thông tư 03/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ.
- Cán bộ, công chức nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu (đã có thông báo nghỉ hưu) không thuộc đối tượng áp dụng quy định này.
Tiêu chí ưu tiên khi xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác trong cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục II Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5487/QĐ-BGDĐT năm 2010 quy định về tiêu chí ưu tiên khi xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác trong cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo như sau:
Các mức thành tích được xếp thứ tự ưu tiên như sau:
Trong cùng mức thành tích, cách xếp thứ tự ưu tiên như sau:
1. CBCCVC đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện nâng lương sớm để nghỉ hưu (chưa đến thời điểm thông báo nghỉ hưu);
2. CBCCVC nữ, CB nhiều năm công tác mà lương thấp;
3. CBCCVC có nhiều thành tích thì xét theo thành tích cao nhất và xếp lên trước CBCCVC có thành tích ít hơn;
4. CBCCVC có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn xếp trước CBCCVC có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ đột xuất, nhiệm vụ khác;
5. Trong vòng 5 năm, cán bộ, công chức, viên chức đã 1 lần được nâng bậc lương trước thời hạn sẽ không được ưu tiên xem xét như trường hợp chưa được nâng bậc lương trước thời hạn lần nào.
Cán bộ, công chức, viên chức nữ công tác trong cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo được ưu tiên xét nâng bậc lương trước thời hạn? (Hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác trong cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4 Mục II Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5487/QĐ-BGDĐT năm 2010 quy định về hồ sơ đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác trong cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo bao gồm:
- Biên bản họp xét của đơn vị có chữ ký của Thủ trưởng đơn vị và Chủ tịch Công đoàn bộ phận.
- Danh sách đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn theo thành tích xuất sắc xếp thứ tự ưu tiên.
- Bản chụp các minh chứng thành tích (Bằng khen, Huân chương, …).
Như vậy trong cùng mức thành tích, thì cán bộ, công chức, viên chức nữ sẽ được ưu tiên nâng bậc lương trước thời hạn sau cán bộ, công chức, viên chức đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ điều kiện nâng lương sớm để nghỉ hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?